Đóng cửa ngày 18/11, lực mua trên thị trường năng lượng và kim loại, 2 trong 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu, đã lấn át phần còn lại, giúp chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,08% lên mức 2,367 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 4.000 tỷ đồng, trong đó nông sản và năng lượng chiếm tới gần 80% dòng tiền của giới đầu tư trong nước.
Trên Sở Giao dịch Chicago, tâm lý hứng khởi chỉ kéo dài hết phiên châu Á, và khi bước vào phiên Mỹ, lực bán mạnh lên đáng kể khiến giá các mặt hàng đều đảo chiều giảm trở lại. Cụ thể giá ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 0,39% xuống còn 225,58 USD/tấn. Hai mặt hàng lúa mì là Chicago và Kansas cũng đồng thời giảm 0,27% và 0,81% xuống còn lần lượt là 301,3 USD/tấn và 303,9 USD/tấn.
Nguyên nhân chính khiến cho giá ngô suy yếu trong phiên ngày hôm qua đến từ những dự báo tích cực của Hiệp hội Ngũ cốc quốc tế (IGC). Theo đó, tổ chức này dự báo sản lượng ngô toàn cầu trong niên vụ 2021/22 sẽ đạt 1,2 tỷ tấn, tăng 2 triệu tấn so với báo cáo tháng trước do triển vọng thu hoạch ngô tại Mỹ dự kiến sẽ được cải thiện. Đây là mức sản lượng cao hơn tới 86 triệu tấn so với niên vụ trước, nên không khó hiểu khi giá ngô giảm trong ngày hôm qua.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, nguồn cung nông sản tăng lên, nhưng đang có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng. Gần đây, các nước châu Âu như Hungary, BaLan, Pháp và Đức đều báo cáo xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 mới và đặt ngành chăn nuôi của các quốc gia này vào tình trạng báo động.
Chuyển sang các thông tin về thị trường trong nước, rạng sáng nay, giá khô đậu tương CNF nhập khẩu tại cảng Cái Lân cho hàng giao tháng 2 và tháng 3 năm sau đang được chào bán ở mức 461 USD/tấn. Giá ngô cùng kỳ đang được chào bán ở mức 320 – 330 USD/tấn. Giá nhập khẩu đã hạ nhiệt so với giai đoạn giữa năm, nhưng hiện vẫn cao hơn từ 30 – 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mới đây, chính phủ nước ta vừa giảm mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc MFN đối với mặt hàng ngô từ 5% xuống 2% và lúa mỳ từ 3% xuống 0%. Đây là động thái hết sức kịp thời, nhằm giảm sức ép cho ngành chăn nuôi trong nước, trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng nhập khẩu ngô của Việt Nam trong niên vụ 2021/22 sẽ chỉ đạt 10 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 13,5 triệu tấn trong niên vụ trước và sẽ tụt xuống vị trí thứ 7 trong số các nước nhập khẩu nhiều ngô nhất thế giới.
Bài viết liên quan
TRUNG THU ĐOÀN VIÊN 2023 CÙNG CÔNG TY CỔ PHẦN HITECH FINANCE
Nhân dịp Tết Trung thu, kính chúc Quý khách hàng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.[...]
Th6
Giao dịch thép thanh vằn FOB Thổ Nhì, Thép phế liệu CFR Thổ Nhĩ Kỳ, Thép cuộn nóng FOB Trung Quốc tại MXV
Kính gửi: Quý Khách hàng, Xem thêm: TRUNG THU ĐOÀN VIÊN 2023 CÙNG CÔNG[...]
Th6
TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 29/09/2023
NÔNG SẢN Ngô Giá ngô kì hạn tháng 12 đóng cửa phiên 28/09 là[...]
Th6
NGHỈ GIAO DỊCH MỘT SỐ MẶT HÀNG TẠI MXV (28/09/2023)
Kính gửi: Quý khách hàng, Xem thêm: Nghỉ giao dịch một số mặt hàng tại[...]
Th6
NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIÁ DẦU TĂNG CAO
NGUYÊN NHÂN GIÁ DẦU TĂNG Quyết định cắt giảm lượng dầu xuất khẩu ra thị[...]
Th6
TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 28/09/2023
NÔNG SẢN Ngô Nhu cầu tiêu thụ ngô để sản xuất ethanol tại Mỹ[...]
Th6