Đóng cửa ngày 24/11, sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên bảng giá của 35 loại mặt hàng đang liên thông với thế giới giúp cho chỉ số MXV-Index tăng 0,25% lên mức 2.400 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt mức 3.500 tỷ đồng trước những diễn biến sôi động diễn ra trên nhóm năng lượng và kim loại.
Đến với các mặt hàng là tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, cụ thể là nhóm dầu thô. Giá dầu WTI trên sở NYMEX giảm 0,14% xuống còn 78,38 USD/thùng, giá dầu Brent trên sở ICE giảm 0,07% xuống còn 82,25 USD/thùng. Hai mặt hàng này đã không duy trì được đà tăng kể từ phiên hôm trước do phải chịu áp lực trước những triển vọng tích cực liên quan đến nguồn cung.
Theo đó, vào 10h30p tối qua, Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố số liệu tồn kho của các loại dầu thô tại Mỹ trước sự chờ đợi của giới đầu tư. Cụ thể, trong tuần kể từ ngày 13/11 đến ngày 19/11, tồn kho dầu thô thương mại Mỹ đạt 4,34 triệu thùng, tăng 1 triệu thùng so với báo cáo trước đó.
Ngoài ra, các quốc gia khu vực châu Á bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc đã chính thức xác nhận tham gia mở bán dầu từ kho dự trữ chiến lược cùng với Mỹ nhằm xoa dịu những lo ngại về nguồn cung để hạ nhiệt giá dầu. Đây sẽ là là thông kìm hãm đà hồi phục của giá các mặt hàng dầu thô bất chấp những dự báo tích cực liên quan đến nhu cầu tiêu thụ trong giai đoạn sắp tới.
Ở một diễn biến khác, chốt phiên ngày hôm qua, lực mua áp đảo trên nhóm các mặt hàng kim loại. Cụ thể, đối với nhóm kim loại quý, giá bạc tăng 0,26% lên mức 23,5 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,15% lên mức 975,3 USD/ounce. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng kim cơ bản gồm kim loại đồng tăng 0,8% lên mức 9.8304 USD/tấn, giá quặng sắt cũng tăng 4,36% lên mức 103 USD/tấn, đánh dấu chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp của các mặt hàng này.
Ngoài những lo ngại kéo dài liên quan đến lạm phát, giá các mặt hàng kim loại quý đang được hỗ trợ mạnh bởi nhu cầu tiêu thụ trước bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Cụ thể, những áp lực từ các tổ chức quốc tế và chính phủ trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi từ nhiên liệu hoá thạch sang nhiên liệu tái tạo đang thúc đẩy nhu cầu về kim loại tăng cao, trong đó có bạch kim và đồng. Trong khi bạch kim được sử dụng bởi các nhà sản xuất ô tô để trung hoà khí thải động cơ và ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp tái tạo thì đồng được ứng dụng trong việc sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, thuỷ và nhiệt điện. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng đồng cho ngành công nghiệp năng lượng xanh chiếm khoảng 25% trong năm 2021, và dự kiến có thể lên tới 40% vào năm sau.
Cũng thuộc nhóm kim loại, giá quặng sắt đang trải qua những phiên hồi phục đáng kể sau khi đã chạm đến mức đáy. Thị trường quặng sắt đang tìm được động lực tăng giá trong ngắn hạn nhờ những động thái tích cực của Trung Quốc nhằm khôi phục nền kinh tế. Cụ thể, nhu cầu đối với các sản phẩm thép chính của Trung Quốc gồm thép cây, théo cuộn cán nóng đã tăng trong 2 tuần liên tiếp và tăng 4,2% trong tuần trước so với đầu tháng 10. Tuy nhiên, đứng trước. mục tiêu cắt giảm lượng khí thải cho đến năm sau, có khả năng hoạt động sản xuất của Trung Quốc sẽ không thể hoàn toàn hồi phục, từ đó khiến cho giá quặng sắt có thể quay lại đà giảm trong 2 tháng cuối năm.
Bài viết liên quan