fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 16/11/2022

Bản tin tổng hợp ngày 16/11/2022.

LÚA MÌ, NGÔ TĂNG KHI NGA TẤN CÔNG BA LAN

Giá ngũ cốc CBOT tăng mạnh vào thứ Ba khi thông tin tên lửa Nga bay qua Ba Lan làm dấy lên lo ngại về căng thẳng chính trị leo thang.

Một quan chức tình báo cấp cao của Hoa Kỳ cho biết tên lửa của Nga đã bay vào Ba Lan, giết chết hai người. Lầu Năm Góc cho biết họ không thể xác nhận thông tin tên lửa của Nga đã bay vào lãnh thổ Ba Lan gần biên giới Ukraine.

Matt Wiegand, nhà môi giới hàng hóa của FuturesOne cho biết: “Tin tức về Ba Lan khiến giá cả biến động mạnh, tăng từ hơn 1-2 xu lên 10 xu.”

Điểm tin chính

Lúa mì CBOT tăng 9-3/4 cent lên 8,28-1/4 USD/giạ.

Ngô tăng 9,5 cent lên 6,66-3/4 USD/giạ.

Đậu tương giao tháng Một tăng 16-3/4 cent lên 14,57-1/4 USD/giạ.

Các thương nhân cho biết họ đang theo dõi các tuyên bố của Nga về thông tin tên lửa tấn công Ba Lan, một quốc gia NATO. Điều này có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Wiegand nói: “Tôi dự đoán phiên giao dịch vào ngày mai sẽ biến động mạnh, cho đến khi mọi thứ trở nên rõ ràng hơn”.

Các dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán nhằm gia hạn thỏa thuận xuất khẩu của Ukraine trước đó đã gây áp lực lên giá ngũ cốc. Bloomberg báo cáo rằng Moscow có khả năng cho phép gia hạn thỏa thuận xuất khẩu Biển Đen sau khi thời hạn ban đầu của nó hết hạn vào ngày 19/11.

Người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết Nga sẽ công bố quyết định của mình “vào thời điểm thích hợp”.

Tobin Gorey, giám đốc chiến lược nông nghiệp tại Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Chúng tôi hy vọng thỏa thuận sẽ được gia hạn. Tuy nhiên chúng tôi cảnh giác với các hành vì gây rối mà tổng thống Nga có thể nghĩ ra.”

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ   

CHIẾN LƯỢC NGÔ

CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

GIÁ DẦU TĂNG TRỞ LẠI KHI SỨC ÉP ĐỊA CHÍNH TRỊ GIA TĂNG LẤN ÁT LO NGẠI VỀ NHU CẦU SỤT GIẢM

Giá dầu tăng trở lại trong phiên giao dịch hôm qua, khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang và có nguy cơ lan ra các nước thuộc khối NATO. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11, giá WTI tăng 1,22% lên 86,92 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 0,77% lên 93,86 USD/thùng.

Trong phiên sáng giá dầu chịu nhiều áp lực bán do thị trường lo ngại và nhu cầu tiêu thụ suy yếu tại Trung Quốc khi số ca lấy nhiễm Covid-19 tăng lên 17.000 ca một ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4. Các số liệu kinh tế vĩ mô tiêu cực của Trung Quốc cùng thông lượng lọc dầu giảm nhẹ từ 13,82 triệu thùng/ngày xuống 18,8 triệu thùng/ngày, bất chấp chính phủ đã tăng hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu. Trong khi đó, đầu tư tài sản cố định trong tháng 10 của Trung Quốc chỉ tăng 5.8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo tăng 5,9% của thị trường, cũng như sản lượng công nghiệp chỉ tăng 5%, thấp hơn dự báo 5,2% của giới phân tích, cho thấy một sự giảm tốc trong động lực tăng trưởng kinh tế.

Lực bán tiếp tục gia tăng sau báo cáo thị trường tháng 11 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, khi cơ quan này dự báo tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại trong năm tới xuống mức 1,61 triệu thùng/ngày, thấp hơn 40.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. IEA cũng đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc vào năm 2023 xuống 780.000 thùng/ngày từ 820.000 thùng/ngày, do tác động của các đợt phong tỏa. Đây cũng là nhận định chung mà các tổ chức lớn đưa ra trước đó, như Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và Cơ quan Quản lý Thống tin Năng lương Mỹ EIA. Cơ quan này cũng cho biết họ kỳ vọng thị trường dầu vẫn cân bằng tốt trong những tháng mùa đông năm nay, bất chấp sản lượng cắt giảm dầu thực tế của OPEC sẽ rơi mức khoảng 1 triệu thùng/ngày, và cảnh báo triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu phải đối mặt với “vô số” trở ngại trong vài tháng tới, với việc tiêu thụ khó có thể lấy lại động lực cho đến quý II/2023.

Giá dầu chỉ tăng trở lại khi có thông tin tên lửa của Nga bay qua Ba Lan và cơ quan báo chí lớn nhất thế giới Associated Press đưa tin hai người đã thiệt mạng ở Bà Lan bởi tên lửa. Điều này có thể khiến cho căng thẳng gia tăng giữa các bên, do Ba Lan là thành viên NATO. Hiện Nga đã sắp phải chịu cấm vận không được phép xuất khẩu dầu sang châu Âu từ tháng 12 năm nay, với ước tỉnh khoảng 1-2 triệu thùng/ngày sản lượng sẽ bị sụt giảm. Bên cạnh đó, công ty năng lượng Hungary MOL cho biết một nhà máy điện phục vụ đường ống dẫn dầu lớn nhất châu Âu đã bị trúng đạn pháo, khiến việc giao hàng trên đường ống Druzhba bị tạm dừng.

Rạng sáng nay, báo cáo của Viện Dầu khi Mỹ APi cho biết tồn kho dầu thô tại Mỹ giảm mạnh 5,8 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc 11/11, so với dự đoán giảm 0,4 triệu thùng của giới nhân tích. Tồn kho dầu giảm mạnh sẽ là yếu tố hỗ trợ lực mua cho thị trường trong phiên sáng hôm nay.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *