fbpx

Châu Á bỗng dưng có hàng loạt lựa chọn dầu thô giá rẻ: dầu Mỹ, Brazil chiết khấu lớn để cạnh tranh với Trung Đông

đầu tư hàng hóa

Sau các nước bị trừng phạt dầu thô như Nga hay Iran, ngày càng nhiều các quốc gia đẩy mạnh dầu chiết khấu cao vào thị trường châu Á trong bối cảnh thị trường này đang tìm kiếm nguồn cung dầu trong dài hạn.

Giá dầu đã tăng mạnh trong thời gian qua kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra và các quốc gia châu Âu quay lưng với dầu thô của Nga. Ngay sau khi bị phương Tây từ chối, Nga đã bẻ dòng chảy dầu thô của mình sang thị trường châu Á với mức chiết khẩu lớn nhằm bù đắp “khoảng trống” trong danh sách khách hàng mua dầu của mình. Trung Quốc và Ấn Độ là những người mua tiềm năng nhất của Nga, với mức nhập khẩu tăng vọt trong những tháng gần đây. Tuy nhiên thị trường dầu thô ở châu Á đang dần dịu đi khi ngày càng nhiều các quốc gia đẩy mạnh dầu giá rẻ vào thị trường này.

Nhận thấy nhu cầu xăng dầu nội địa ở mức thấp trong mùa hè này, Mỹ đã thúc đẩy xuất khẩu dầu vào châu Á, đặc biệt là Trung Quốc với mức chiết khấu lớn và lượng nhập khẩu dầu thô Mỹ của thị trường tỉ dân cũng lên mức kỉ lục trong tháng 7 vừa qua.

Không chỉ vậy, dòng chảy dầu từ Brazil cũng đang chảy vào thị trường châu Á, thúc đẩy sự cạnh tranh cho các nhà sản xuất Trung Đông.

Những người mua ở Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đã thu mua khối lượng đáng kể từ Mỹ trong tháng này, với số lượng lên đến hơn 20 triệu thùng. Theo các thương nhân, những lô hàng này dự kiến sẽ cập bến vào tháng 11.

Châu Á bỗng dưng có hàng loạt lựa chọn dầu thô giá rẻ: dầu Mỹ, Brazil chiết khấu lớn để cạnh tranh với Trung Đông - Ảnh 2.

Các mô hình mua – bán thay đổi bổ sung thêm một khía cạnh khác cho một thị trường toàn cầu vốn đã phức tạp khi dầu Nga vẫn hướng tới Trung Quốc và Ấn Độ sau khi xảy ra xung đột. Đồng thời, dòng chảy dầu thô đang “tràn” ra khỏi Mỹ với tốc độ kỷ lục trong khi Liên minh châu Âu sẵn sàng thắt chặt các dòng chảy của Nga.

Vào tháng 8, giá dầu Brent tương lai – tiêu chuẩn toàn cầu đạt mức thấp nhất trong nhiều tháng qua khi các nhà giao dịch đưa ra đánh giá triển vọng nguồn cung vào cuối năm. Sự sụt giảm cũng được thúc đẩy bởi lo ngại gia tăng rằng tăng trưởng toàn cầu có thể đang chậm lại, trong khi nguồn cung Iran có thể quay trở lại đã đè nặng lên giá cả.

Giá dầu thô kỳ hạn WTI giảm đã kéo theo chi phí nguyên liệu giảm xuống. Nhu cầu tiêu thụ các thùng hàng giao ngay của khu vực châu Á vẫn tương đối vững chắc. Tỷ suất lợi nhuận lọc dầu đối với các loại nhiên liệu như dầu diesel đã tăng trở lại sau khi chạm mức thấp nhất trong hai tháng, khiến một số nhà chế biến cân nhắc việc cắt giảm công suất.

Các thương nhân mua và bán những lô hàng này cho biết, mức chào giá cho dầu WTI, loại hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ sang châu Á, thấp hơn mức phí bảo hiểm 8 USD/thùng so với tiêu chuẩn của Dubai đối với các thùng dự kiến đến vào tháng 11. Mức giá này rẻ hơn so với dầu thô Murban tương đương, loại dầu hàng đầu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ông Vandana Hari, người sáng lập Vanda Insights đã đề cập đến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và cho rằng: “Tôi nghĩ các nhà sản xuất OPEC sẽ theo dõi rất kỹ các dấu hiệu ngày càng suy giảm trên thị trường. Nếu thỏa thuận với Iran được thông qua, điều này sẽ khiến họ càng phải cảnh giác hơn, đặc biệt nếu những người mua lớn nhất của họ ở châu Á đang mua thêm các lô hàng dầu thô có kì hạn dài.”

Dòng hàng hóa kì hạn dài đang gia tăng vào châu Á, với thời hạn gấp đôi so với các thùng dầu đến từ Trung Đông. Điều này đã buộc phí bảo hiểm giao ngay của các thùng dầu ở Vịnh Ba Tư giảm xuống, với áp lực thêm từ nhu cầu ngày càng đi xuống của Nhật Bản. Các nhà giao dịch cho biết, nhu cầu tổng thể đối với hàng hóa giao ngay có thể không còn mạnh mẽ như hai tháng qua sau khi biên lợi nhuận giảm.

Ông Vandana Hari, người sáng lập Vanda Insights đã đề cập đến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và cho rằng: “Tôi nghĩ các nhà sản xuất OPEC sẽ theo dõi rất kỹ các dấu hiệu ngày càng suy giảm trên thị trường. Nếu thỏa thuận với Iran được thông qua, điều này sẽ khiến họ càng phải cảnh giác hơn, đặc biệt nếu những người mua lớn nhất của họ ở châu Á đang mua thêm các lô hàng dầu thô có kì hạn dài.”

Dòng hàng hóa kì hạn dài đang gia tăng vào châu Á, với thời hạn gấp đôi so với các thùng dầu đến từ Trung Đông. Điều này đã buộc phí bảo hiểm giao ngay của các thùng dầu ở Vịnh Ba Tư giảm xuống, với áp lực thêm từ nhu cầu ngày càng đi xuống của Nhật Bản. Các nhà giao dịch cho biết, nhu cầu tổng thể đối với hàng hóa giao ngay có thể không còn mạnh mẽ như hai tháng qua sau khi biên lợi nhuận giảm.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *