fbpx

Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh không?

Trong những năm gần đây, ngoài các hình thức đầu tư như chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh, bất động sản… Nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu và lựa chọn hình thức đầu tư hàng hóa phái sinh bởi có nhiều yếu tố giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường này. Bài viết sau sẽ giúp các nhà đầu tư trả lời cho câu hỏi: “Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh không?”

Hiểu thế nào về đầu tư hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh là gì?

Các sản phẩm thường được đầu tư phái sinh

Hàng hóa phái sinh (tên tiếng Anh là Commodity Derivative) là giao dịch hàng hóa mà trong đó mức giá và khối lượng mua – bán đã được các bên ấn định và việc thực hiện chuyển giao hàng hóa được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Các bên không được thay đổi bất kỳ thông tin gì đã giao kết theo hợp đồng.

Hiểu đơn giản hàng hóa phái sinh là một dạng công cụ tài chính, giá trị của hàng hóa phụ thuộc vào hàng hóa cơ sở. Loại hình hàng hóa phái sinh này ra đời đem đến lợi nhuận và giảm tỷ lệ rủi ro cho cả nhà đầu tư và nhà sản xuất, nông dân,…

Đầu tư hàng hoá phái sinh là gì?

Đầu tư hàng hoá phái sinh là giao dịch mà trong đó khách hàng thực hiện mua/bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện trong tương lai. 

Các loại hàng hóa thường được đầu tư phái sinh

Hàng hóa phái sinh là tài sản cơ sở của các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được giao dịch trên các sàn hàng hóa quốc tế. Các loại hàng hóa được lựa chọn có số lượng giao dịch lớn trên thế giới, thuộc 4 ngành hàng chính là:

  • Nông sản: Ngô, lúa mỳ, đậu tương, dầu đậu tương, khô đậu tương, …
  • Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, cà phê, bông sợi, đường, …
  • Kim loại: Bạch kim, bạc, đồng, quặng sắt, …
  • Năng lượng: Dầu thô, khí tự nhiên, xăng pha chế….

Các sản phẩm thường được đầu tư phái sinh

Các loại hợp đồng trong phái sinh hàng hóa

Hiện nay, với tất cả các loại hàng hóa đều có các loại hợp đồng phái sinh như sau:

1. Hợp đồng tương lai (futures contract): Là hợp đồng định trước việc giao dịch xảy ra tại một điểm nào đó trong tương lai với một mức giá xác định. Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa và giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai. Các bên phải cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình và phải đáp ứng yêu cầu về kỹ quỹ do Sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tương lai.

VD: Vào ngày 01/09, A muốn bán 10 tấn Ngô giao hàng sau 3 tháng, giá 500USD/tấn thông qua Sở giao dịch hàng hóa. B muốn mua 10 tấn Ngô của A. B mở tài khoản tại Sở giao dịch hàng hóa, B mua 10 tấn Ngô của A và trở thành chủ sở hữu của 10 tần Ngô đó. Sau 3 tháng, nếu B chưa chuyển giao 10 tấn Ngô trên cho người khác trên thị trường, A sẽ giao hàng cho B và B là người nhận hàng.

2. Hợp đồng kỳ hạn (forward contract): Là hợp đồng mà các bên thỏa thuận mua bán theo kỳ hạn nhất định tại một thời điểm trong trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa và có thanh khoản thấp hơn so với hợp đồng tương lai

VD: Vào ngày 01/09, A và B ký hợp đồng kỳ hạn mua 10 tấn Ngô trong thời hạn 3 tháng, giá 500USD/tấn. Sau 3 tháng, vào ngày 01/12, B phải bán cho A 10 tấn ngô với giá 500USD/tấn và A phải mua 10 tấn ngô của B với giá đó. Cho dù giá ngô trên thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.

3. Hợp đồng quyền chọn (Option Contract): Là một hợp đồng chứng khoán phái sinh cho phép người sở hữu có quyền mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với một mức giá đã thỏa thuận vào một thời điểm đã xác định trước đó. Khác với hợp đồng tương lai, đối với hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư có quyền thực hiện giao dịch hoặc từ chối các vị thế của mình và chấp nhận mất phí quyền chọn.

VD: Vào ngày 11/11/2022, Anh M mua một hợp đồng quyền chọn 1000 tấn Lúa từ Anh K với giá 1.000.000 đồng/tấn, trong thời hạn 3 tháng, phí thực hiện hợp đồng là 3.000.000 đồng. Anh sẽ phải chịu mức phí thực hiện hợp đồng trong cả 2 trường hợp bên dưới.

Đến ngày 11/01/2023, giá thị trường của Lúa lúc này có khả năng:

  1. Trường hợp 1: Tăng lên 1.300.000 đồng/tấn

Anh M sẽ thực hiện quyền chọn mua 1000 tấn Lúa với mức giá 1.000.000 đồng/tấn và bán ngay trên thị trường với mức giá 1.300.000 đồng/tấn. Lợi nhuận Anh M thu về là: (1.300.000 – 1.000.000) x 1000 – 3.000.000 = 297.000.000 đồng.

  1. Trường hợp 2: Giảm xuống còn 700.000 đồng/tấn

Anh M có 2 lựa chọn:

  • Thứ nhất, Anh M không thực hiện quyền chọn mua và chấp nhất mất phí thực hiện hợp đồng là 3.000.000 đồng
  • Thứ hai, Anh M chấp nhận mất 300.000 đồng/tấn Lúa để mua 1000 tấn Lúa và hy vọng tương lai sẽ tăng trưởng để thực hiện bán lại trên thị trường.

4. Hợp đồng hoán đối hàng hóa (commodity swap): Là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá thị trường tại thời điểm thanh toán) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.

VD: Ngày 10/01, Công ty T dự kiến mua 1.500 tấn dầu trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 với mức giá 1000 USD/tấn. Công ty T kì vọng thị trường dầu sẽ tăng trong tương lai nên đã tham gia vào hợp đồng hoán đổi kỳ hạn 6 tháng trả theo chênh lệch giữa mệnh giá 1000 USD và giá dầu thực tế trên thị trường. Việc này giúp công ty để chốt giá mua và loại bỏ sự đe dọa của sự leo thang đó. Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10, Công ty T vẫn mua giá dầu từ nhà sản xuất với giá thị trường. Tuy nhiên, công ty T sẽ nhận được phần chênh lệch nếu giá thị trường cao hơn 1000 USD và ngược lại mất đi phần chênh lệch nếu giá dầu thấp hơn 1000 USD.

Lợi ích của việc đầu tư vào các hàng hóa phái sinh

Đối với người nông dân/nhà sản xuất: Thông qua giao dịch hàng hóa phái sinh, người nông dân/nhà sản xuất có thể xác định trước giá bán các mặt hàng mà họ sản xuất. Mặc dù việc giao nhận nông sản sẽ diễn ra trong tương lai nhưng giá cả đã được ấn định ở hiện tại khi họ tham gia vào các hợp đồng tương lai. Điều này giúp /nhà sản xuất không phải lo lắng về sự biến động giá cả của thị trường và có thể giành toàn bộ nguồn lực cho việc gieo trồng, gặt hái, sản xuất.

Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư có thể hưởng lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá hàng hóa. Ngoài ra, giá cả hàng hóa không chịu ảnh hưởng bởi biến động tài chính của các doanh nghiệp. Có thể kể đến một số lợi thế nhà đầu tư được hưởng khi giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh như: đòn bẩy tài chính lớn, tiến hành mua/bán trong ngày (T+0), được phép giao dịch bán khống.

Đối với Doanh nghiệp: Thị trường hàng hóa phái sinh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phòng chống rủi ro biến động giá cả dù thị trường ở tình trạng tốt hay xấu. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tìm đến hàng hóa phái sinh như là một kênh đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận, đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nên đầu tư hàng hóa?

Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của hình thức đầu tư này để giúp các nhà đầu tư trả lời cho câu hỏi trên.

Ưu điểm

  • Tính thanh khoản cao vì giao dịch với thị trường hàng hóa phái sinh quốc tế.
  • Rủi ro thấp do thị trường hang hóa thường theo quy luật cung cầu, ít ảnh hưởng bởi biến động từ giá thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty.
  • Tính sinh lời cao nhờ sự tăng trưởng của hàng hóa.
  • Đòn bầy tài chính lớn. Khi giao dịch trên thị trường này Nhà đầu tư chỉ bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị của Hợp đồng.
  • Sản phẩm đầu tư đa dạng
  • Giúp người nông dân chủ động trong sản xuất, bán được nông sản với giá ổn định trong tương lai, yên tâm sản xuất, không lo về biến động của giá cả nông sản.
  •  Mua bán 2 chiều, thị trường tăng hay giảm đều có thể tạo lợi nhuận. Thời gian chờ T+0, có thể mua hoặc bán ngay lập tức.

Nhược điểm

  • Là sản phẩm đầu tư còn khá mới mẻ chưa được nhiều người biết đến, tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng cao, thích hợp với các nhà đầu tư ưa thích đầu tư hàng hóa rủi ro ở mức trung bình.
  • Khi tham gia thị trường, các nhà đầu tư cần có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, phân tích đầu tư.
  • Các kiến thức đầu tư cần được định hướng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích – đầu tư hàng hóa, HITECH FINANCE hân hạnh được đồng hành, hỗ trợ, giúp nhà đầu tư sinh lời trong lĩnh vực này. 

Những kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh

Đối với bất kể hình thức đầu tư nào, nhà đầu tư cần có những kiến thức cơ bản để gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần tham khảo những kinh nghiệm để đầu tư hàng hóa hiệu quả. Dưới đây là một vài lưu ý của chúng tôi giúp các Anh/Chị đầu tư hiệu quả hơn

    1. Tìm kiếm đơn vị thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam để mở tài khoản và tiến hành giao dịch: hiện nay, các nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường chỉ có thể mở tài khoản tại thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) mà không được mở trực tiếp tại Sở theo quy định. HITECH FINANCE là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ các nhà đầu tư mở tài khoản và tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường.
    2.  Nắm vững các thông tin và kiến thức cơ bản, nâng cao trong đầu tư và hàng hóa phái sinh. HITECH FINANCE sẵn sàng hỗ trợ kiến thức nền tảng và nâng cao cho các nhà đầu tư mới. Hàng tháng, chúng tôi liên tục tổ chức các buổi đào tạo định kỳ để nâng cao kiến thức đầu tư hàng hóa phái sinh cho người mới bắt đầu cũng như các khách hàng hiện có của công ty.
    3. Lựa chọn mặt hàng đầu tư phù hợp (ưu tiên giao dịch loại hàng hóa được khuyến nghị có tính thanh khoản cao, xu hướng biến động rõ ràng)
    4. Giữ vững tâm lý, sẵn sàng cắt lỗ khi thị trường diễn ra không thuận lợi. Thông thường, chúng tôi luôn sát sao và hỗ trợ các nhà đầu tư quản trị rủi ro trong giao dịch. Chúng tôi sẽ có những cảnh báo kịp thời cho nhà đầu tư trước những rủi ro, biến động của thị trường.
    5. Chủ động học hói những phương pháp phân tích kỹ thuật để nâng cao kỹ năng đầu tư hàng hóa.

Các bước đầu tư hàng hóa tại Việt Nam

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về hàng hóa phái sinh, đọc tài liệu đầu tư (các loại hợp đồng tương lai, cách đọc mã hợp đồng, cách đọc đặc tả hợp đồng….), tham khảo thông tin từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên mua giới của các đơn vị thành viên kinh doanh của MXV.

Hi Tech Finance sẵn sàng hỗ trợ đồng hành với các nhà đầu tư trong thời gian này, Quý khách hãy liên lạc với chúng tôi thông qua Hotline/Messenger/Zalo để chúng tôi hỗ trợ gửi tài liệu miễn phí cho Quý khách.

Bước 2: Lựa chọn đơn vị thành viên của Sở giao dịch hàng hóa để ký hợp đồng và mở tài khoản.

Bước 3: HiTech Finance tiếp nhận thông tin và đăng ký mở tài khoản giao dịch miễn phí cho khách hàng.

Bước 4: HiTech Finance hỗ trợ khách hàng cài đặt phần mềm giao dịch CQG.

Bước 5: Nộp tiền ký quỹ ban đầu và tiến hành đầu tư trên phần mềm CQG.

Sau khi Quý khách hàng mở tài khoản đầu tư tại Hi Tech Finance, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, phân tích kỹ thuật, cảnh báo đầu tư để giúp khách hàng đạt được lợi nhuận cao nhất.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những thông tin để giúp bạn tìm hiểu về “Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh không?”. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về kênh đầu tư này, hãy để lại thông tin, Hi Tech Finance sẽ sớm liên hệ tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

 

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 1 Trung bình: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *