Trong bổi cảnh nền kinh tế chung trên toàn cầu đang bước vào giai đoạn suy thoái, nhiều nhà đầu tư quyết định tạm dừng ở các thị trường vốn lớn như Bất động sản, Chứng khoán để tìm kiếm các kênh đầu tư khác mới mẻ, hấp dẫn hơn. Trong bài viết này, HTF sẽ tổng hợp và gửi tới các những lý do mà Đầu tư phái sinh hàng hóa “lên ngôi” trong giai đoạn này.
BỐI CẢNH CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ
The Economist cho rằng, chúng ta có thể dễ dàng hình dung viễn cảnh các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tăng lãi suất và sẽ phải hối hận. Các chính sách tiền tệ mặc dù giúp lạm phát không giảm sâu hơn, tuy nhiên chưa thể giúp có nền kinh tế chung toàn cầu tránh khỏi biến động trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, việc thắt chặt tài khóa sắp xảy ra ở nhiều quốc gia hứa hẹn sẽ hạ nhiệt các nền kinh tế. Anh đã công bố các đợt tăng thuế lớn. Tổng thống Joe Biden đang phải vật lộn để thông qua các dự luật chi tiêu lớn tiếp theo. Và tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc – quốc gia đang phải vật lộn với sự suy thoái của thị trường bất động sản – có thể lan ra toàn cầu
Hiện nay trên toàn cầu đại dịch covid vẫn chưa kết thúc. Sự lây lan của virus vẫn có thể lần nữa gây hại cho nền kinh tế, nếu khả năng miễn dịch của mọi người bị suy giảm và vaccine không còn tác dụng để chống lại các biến thể mới. Nhưng với các chuỗi cung ứng đã đạt giới hạn, thế giới không thể lặp lại chiến thuật duy trì tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích chi tiêu của người dân cho hàng hóa vật chất.
Thay vào đó, các ngân hàng trung ương sẽ phải cắt giảm sức chi tiêu với lãi suất cao hơn để tránh lạm phát quá mức. Bởi lẽ, sự thích ứng của nguồn cung với các mô hình chi tiêu ngày nay đã khác rất nhiều so với những năm 2010. Tóm lại, sau năm 2022, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với một quá trình điều chỉnh kinh tế đầy đau đớn.
XU HƯỚNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC LĨNH VỰC ÍT CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI
Tại Việt Nam, đầu tư phái sinh hàng hóa đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến đầu tư hàng hóa phái sinh. Đầu tư hàng hóa phái sinh liên thông với thị trường Quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế hợp pháp Nghị định 51/2018/NĐ-CP là khung pháp lý vững chắc cho loại hình đầu tư này.
Hiện nay, hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa đã tích cực hơn và thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã liên thông trực tiếp với các sở giao dịch hàng hóa uy tín hàng đầu trên thế giới như CME, ICE hay TOCOM… thông qua hệ thống thanh toán bù trừ liên kết với hệ thống ngân hàng quốc doanh được Nhà nước bảo hộ, không cho phép bất kỳ hoạt động trái luật nào có thể can thiệp được.
Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hàng hóa đã tăng khá mạnh trong vòng 1 năm trở lại đây, với lượng giao dịch qua hàng hóa phái sinh lên tới 10.000 lot giao dịch bình quân mỗi ngày.
Với 21 mặt hàng thuộc 4 nhóm ngành được cấp phép giao dịch gồm nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng và kim loại, giao dịch hàng hóa phái sinh được nhiều nhà đầu tư tham gia với sự hồ hởi hơn rất nhiều so với trước đây.
Bài viết liên quan
DẦU THÔ BRENT – DẦU THÔ WTI VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ DẦU
Nội dung bài viếtXem thêm:Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì?Lý do mà[...]
Th12
Hướng dẫn bí quyết giao dịch hàng hóa phái sinh hiệu quả
Đầu tư hàng hóa phái sinh cũng như các hình thức đầu tư chứng khoán[...]
Th12
5 Điều cần biết trước khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh
Hiện nay, thị trường hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư phổ biến[...]
Th12
Hàng hóa phái sinh có lừa đảo?
Trong thời kỳ suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu, nhà đầu tư[...]
Th12
Bảo hiểm giá là gì?
Bảo hiểm giá là khái niệm phổ biến trong đầu tư hàng hóa phái sinh,[...]
Th12
Sideway là gì? Giao dịch đầu tư hàng hóa trong Sideway
Nhận biết xu hướng thị trường giúp các nhà đầu tư chủ động giao dịch[...]
Th12