Nền kinh tế toàn cầu vừa trải qua những cú sốc trong 4 năm qua: đại dịch Covid-19, lạm phát tăng cao hậu Covid, cuộc xung đột Nga-Ukraina đã làm gia tăng căng thẳng và nỗi lo gián đoạn nguồn cung hàng hóa toàn cầu, và ở thời điểm hiện tại cuộc xung đột giữa Israel-Hamas có thể sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu gia tăng thêm rủi ro.
Theo một báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới về những tác động tiềm tàng trong ngắn hạn của xung đột ở Trung Đông cho thấy số người bị đe dọa mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng hơn 200 triệu người kể từ giai đoạn 2019-2021.
Cuộc xung đột Nga-Ukraina chắc chắn đã khiến điều này trở nên tồi tệ hơn đáng kể. Điều này là hệ quả của những tác động trực tiếp từ giá lương thực tăng cao và gián đoạn nguồn cung, một phần đến từ giá năng lượng tăng cao. Do đó, giá năng lượng tiếp tục tăng cao sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Những tác động có thể lớn đến mức nào?
Trong thế chiến thứ nhất cũng bắt đầu từ cuộc xung đột giữa Áo và Serbia, đây là đồng minh của các cường quốc lớn. Trong cuộc xung đột ở Trung Đông, Israel là đồng minh của Mỹ và Hamas được hậu thuẫn bởi Iran (có những lý do để Trung Quốc và Nga trở thành đồng minh). Cuộc xung đột này đang có những nguy cơ lan rộng hơn ra ngoài vùng Vịnh và thậm chí còn có thể dẫn đến cuộc xung đột giữa các siêu cường.
Điều cần ghi nhớ là lệnh cấm vận dầu mỏ gây thiệt hại nặng nề năm 1973 không phải là kết quả trực tiếp của chiến tranh mà là phản ứng chính trị của các nhà sản xuất dầu mỏ Arab. Do đó, thị trường có thể sẽ lo lắng nếu cuộc xung đột này lan rộng khiến cho lo ngại lịch sử có thể lặp lại.
Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc xung đột lan rộng?
Khu vực Trung Đông là nơi cung ứng 1/3 lượng dầu tiêu thụ toàn thế giới. Theo đánh giá thống kê năng lượng thế giới năm 2023, khu vực này chứa 48% trữ lượng dầu toàn cầu và sản xuất 33% lượng dầu của thế giới trong năm 2022. Hơn nữa, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ, 1/3 nguồn cung dầu thế giới đã đi qua eo biển Hormuz. Đây là vị trí chiến lược rất quan trọng đối với nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Ngân hàng thế giới (WB) cũng lưu ý rằng các cú sốc năng lượng trong quá khứ đã gây thiệt hại đáng kể. Cuộc xâm lược Kuwait của Iran vào năm 1990 đã khiến giá dầu tăng 105% trong ba tháng sau đó. Lệnh cấm vận dầu mỏ của Arab năm 1973-74 đã làm giá dầu tăng 52% và cuộc cách mạng Iran năm 1978 sau đó đã đẩy giá dầu tăng thêm 48%.
Tuy nhiên, cho đến nay cuộc xung đột giữa Israel và Hamas ở dải Gaza vẫn đang được kiểm soát và chưa có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực. Ngay sau khi giá dầu tăng cao trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột thì hiện tại đã được bình ổn và có xu hướng điều chỉnh giảm trở lại.
Tuy nhiên, dầu vẫn là nhiên liệu vận chuyển quan trọng, khí đốt thiên nhiên hóa lỏng từ vùng Vịnh cũng là một phần quan trọng trong nguồn cung khí đốt tự nhiên toàn cầu. Sự gián đoạn đối với nguồn cung này sẽ có tác động mạnh mẽ đến giá năng lượng toàn cầu và mức giá chung các mặt hàng khác, đặc biệt là thực phẩm.
Các kịch bản có thể xảy ra
WB dự tính các kịch bản sau:
- Kịch bản 1: nguồn cung sẽ giảm 2 triệu thùng/ngày (~2% nguồn cung thế giới). Giá dầu ước tính ở mức 93-102 USD/thùng.
- Kịch bản 2: nguồn cung toàn cầu sẽ giảm 3-5 triệu thùng/ngày. Giá dầu ước tính tăng lên 109-121 USD/thùng.
- Kịch bản 3: tác động sẽ lớn hơn rất nhiều, nguồn cung toàn cầu sẽ giảm 6-8 triệu thùng/ngày. iá dầu sẽ leo thang lên mức 141-157 USD/thùng.
Bài viết liên quan