Đường MACD là một trong số những chỉ báo phân tích kỹ thuật thường dùng trong phân tích đầu tư. MACD giúp các nhà đầu tư xác định các sự đồng thuận của giá trong một khoảng thời gian nhất định. MACD là một trong những công cụ phân tích đầu từ hữu hiệu
Đường MACD là gì?
MACD là tên viết tắt của Moving Average Convergence Divergence có nghĩa là Trung bình động hội tụ phân kỳ. Chả đẻ của MACD là bởi cố vấn đầu tư chuyên nghiệp Gerald Appel, MACD được Ông sáng tạo ra vào năm 1979.
Đường MACD là chỉ báo giúp các nhà đầu tư xác định các sự đồng thuận của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đường MACD thường được xác định cùng với đường tín hiệu. Khi đường MACD cắt đường tín hiệu sẽ giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường.
Chỉ báo MACD cung cấp các biến động của thị trường, hỗ trợ nhà đầu hàng hóa phái sinh xác định tín hiệu mua bán của thị trường. Đường MACD thường được xác định dựa trên độ chênh lệch của hai đường trung bình động (EMA) 12 ngày và 26 ngày.
Về EMA? EMA hay Exponential Moving Average (EMA) – Đường trung bình động hàm mũ (EMA) là một dạng trung bình động (MA) mà dựa vào công thức tính toán đặt trọng số theo cấp số nhân phản ứng đáng kể hơn với những thay đổi giá gần đây, so với đường trung bình động đơn giản (SMA) chỉ áp dụng trọng số bằng nhau cho tất cả các chu kỳ, giúp EMA làm mượt đường giá hơn so với SMA.
Các thành phần cấu tạo nên chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD được cấu tạo từ bốn thành phần chính là đường MACD, đường tín hiệu, biểu đồ và đường zero. Mỗi thành phần trong chỉ báo MACD lại mang đặc điểm và ý nghĩa khác nhau.
- Đường MACD: Dùng xác định xu hướng giá của thị trường, giá trị của MACD được tính bằng hiệu số của hai đường trung bình EMA (12) và EMA (26):
MACD = EMA (12) – EMA (26)
- Đường tín hiệu: Thường là đường EMA (9) của đường MACD. Khi hai đường này phối hợp cùng nhau là lúc chúng dự báo một xu hướng đảo chiều sắp diễn ra và các nhà đầu tư thường tận dụng thời điểm này để thực hiện giao dịch có lợi nhất.
- Biểu đồ: MACD thường được hiển thị với biểu đồ biểu thị khoảng cách giữa MACD và đường tín hiệu của nó. Nếu MACD ở trên đường tín hiệu, biểu đồ sẽ ở trên đường zero. Nếu MACD nằm dưới đường tín hiệu, biểu đồ sẽ nằm dưới đường zero. Các nhà giao dịch sử dụng biểu đồ của MACD để xác định thời điểm đà tăng hoặc giảm.
- Đường Zero: Đóng vai trò là đường tham chiếu giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng thị trường mạnh hay yếu, bên bán hay bên mua đang chiếm lĩnh thị trường.
Cách sử dụng chỉ báo MACD trong đầu tư hàng hóa
Giao dịch khi hai đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau
Khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau là trường hợp cơ bản nhất mà các nhà đầu tư cần lưu ý để thực hiện giao dịch hiệu quả nhất.
- Khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống chứng tỏ thị trường đang có xu hướng giảm, nhà đầu tư nên cân nhắc đặt lệnh bán.
- Ngược lại, khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên thì nhà đầu tư nên cân nhắc vào vào lệnh mua vì thị trường có xu hướng tăng.
( MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và từ dưới lên )
Giao dịch khi biểu đồ chuyển màu
Công thức tính:
Biểu đồ = Đường MACD – Đường tín hiệu
- Dựa vào công thức có thể thấy, Khi biểu đồ mang giá trị dương, biểu đồ chuyển từ đỏ sang xanh thể hiện xu hướng tăng của thị trường, lúc này nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
- Ngược lại, khi biểu đồ chuyển từ dương sang âm (từ màu xanh chuyển sang màu đỏ) thì nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
Độ dốc của các cột trong Biểu đồ cũng cho thấy xu hướng thay đổi của giá. Nếu các cột dốc lên thì giá đang có xu hướng tăng. Nếu các cột dốc xuống thì giá đang có xu hướng giảm.
Giao dịch khi đường MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại
Khi sử dụng đường MACD để phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư cần lưu ý đến sự tương quan của đường MACD với trục Zero.
Khi đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên chứng tỏ thị trường có dấu hiệu tăng giá, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua. Ngược lại, đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống, thị trường đang cho thấy dấu hiệu giảm, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán ra.
( macd cắt zero từ dưới lên giá tăng)
Giao dịch khi đường MACD tạo ra phân kỳ/hội tụ
Trong xu hướng tăng/Phân kỳ âm
Khi thị trường đang có xu hướng tăng, giá sau có đỉnh cao hơn giá trước nhưng đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng giá có khả năng yếu dần và thị trường sắp đến giai đoạn đảo chiều, giá sẽ giảm. Nhà đầu tư cần quan sát tín hiệu đảo chiều để thực hiện lệnh bán ra.
( phân kỳ 2 lần liên tiếp cũng rất dễ xảy ra ở thị trường )
Khi MACD trong xu hướng giảm/Phân kỳ dương
Khi thị trường đang có xu hướng giảm, giá sau có đỉnh thấp hơn giá trước nhưng đỉnh MACD sau lại cao hơn đỉnh MACD trước. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm giá có khả năng yếu dần và thị trường sắp đến giai đoạn đảo chiều. Nhà đầu tư cần quan sát tín hiệu đảo chiều để thực hiện lệnh bán ra.
( Biểu đồ trên là biểu đồ mà có tận 3 dấu hiệu : macd Phân kỳ , MACD cắt đường xu hướng , histogram chuyển âm )
Một số hạn chế của chỉ số MACD
Cũng giống như các chỉ báo khác, mặc dù phản ánh tương đối về mức độ tăng trưởng, tuy nhiên, chỉ báo MACD vẫn tồn tại một vài hạn chế dưới đây:
- Sự phân kỳ/hội tụ có thể báo hiệu được dấu hiệu đổi chiều tuy nhiên trong một số trường hợp lại báo hiệu giả gây nhầm lẫn và tổn thất cho nhà đầu tư.
- Các chỉ số MACD thường phản ánh mức độ biến động giá ở một thời điểm nhất định, vì vậy dễ xảy ra sự trễ nhịp giao nhau giữa các trung bình động, làm cho các tín hiệu cũng chậm hơn so với xu thế của thị trường.
- Cần đánh giá MACD cùng với nhiều chỉ báo khác để phản ánh rõ hơn về thị trường.
Sử dụng kết hợp MACD cùng các chỉ báo, mô hình khác
Kết hợp các chỉ báo MACD cùng mô hình nến đảo chiều
Đây được đánh giá là phương pháp phân tích xu hướng đơn giản nhất kết hợp cùng với chỉ báo MACD. Nhà đầu tư có thể xem xét đặt lệnh bán khi:
- Xu hướng tăng giá kéo dài, tạo ra các đáy và các đỉnh cao liên tiếp nhau.
- Sau khi mô hình nến Doji được hình thành thì xuất hiện phân kỳ.
- Xuất hiện đồng thời nến đảo chiều tại đỉnh.
Các hiện tượng trên cho thấy bên mua đang muốn đẩy giá cao nhưng bên bán lại đang có vị thế áp đảo họ nên bên mua không thể tiếp tục đẩy giá.
Kết hợp MACD với chỉ báo RSI
Đường MACD được dùng để đo lường mối quan hệ giữa hai đường EMA trong khi RSI đo lường sự thay đổi giá trong thời gian gần. Hai chỉ số này khi được kết hợp sẽ cung cấp cho các nhà phân tích một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, cả hai chỉ số MACD và RSI đều đo lường động lượng trên thị trường nhưng các yếu tố đo lường chúng hướng đến lại khác nhau nên đôi khi các chỉ báo chứng đưa ra cũng trái ngược nhau. Tuy nhiên, khi tín hiệu của cả hai đồng nhất thì mức độ tin cậy của chúng rất cao, nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch khi nhận được các tín hiệu này.
Có thể nói, MACD và RSI là hai chỉ báo bổ sung thông tin cho nhau. Trong khi RSI hỗ trợ dự đoán về xu hướng giá để nhận biết điểm quá mua hay quá bán thì MACD giúp nhận biết được xu hướng giá và tìm kiếm điểm vào lệnh một cách chính xác.
Đường MACD là một chỉ báo được nhiều nhà đầu tư sử dụng bởi cách sử dụng tương đối đơn giản và hiệu quả mà nó đem lại. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên dù bất cứ chỉ báo nào cũng cần nắm rõ cách thức hoạt động và ý nghĩa của nó mới có thể sử dụng thành công. Trên đây là những chiến lược áp dụng đường MACD tốt nhất mà Hitech Finance gửi đến độc giả, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư.
Bài viết liên quan