fbpx

Hàng hóa phái sinh có lừa đảo?

Trong thời kỳ suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu, nhà đầu tư luôn tìm kiếm các kênh đầu tư khác ngoài các kênh đầu tư chứng khoán, BĐS…

Đầu tư hàng hóa phái sinh là kênh đầu tư hợp pháp tại Việt Nam đang được nhiều Anh/Chị lựa chọn đầu tư trong năm 2023. Đối với các Anh/Chị nhà đầu tư mới thường nhầm lẫn hàng hóa phái sinh là hình thức đầu tư lừa đảo giống mô hình một số sàn forex không uy tín. Trong bài viết sau, HTF sẽ giúp nhà đầu tư tìm hiểu liệu hàng hóa phái sinh có lừa đảo hay không?

Hàng hoá phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh có lừa đảo?

Hàng hóa phái sinh là kênh đầu tư thông qua các Sàn giao dịch chính thống, được niêm yết, trong đó các nhà đầu tư thực hiện giao dịch trên thị trường thứ cấp, bằng cách mua bán các mã hợp đồng theo kỳ hạn thường được gọi là hợp đồng kỳ hạn tiểu chuẩn. Có 4 nhóm hợp đồng hàng hoá bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng và kim loại với đa dạng các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng.

Cũng giống như đầu tư chứng khoán, đầu tư hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư nhận lợi nhuận từ việc mua bán chênh lệch giá hàng hóa tại thời điểm giao dịch.

Xem thêm: Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh không?

Hàng hoá phái sinh lừa đảo đúng hay sai?

Tính hợp pháp

Thị trường hàng hoá phái sinh được hoạt động theo cấp phép Bộ Công thương được thể hiện thông qua Nghị định NĐ 51/2018/NĐ-CP. 

Được thành lập vào ngày 01/09/2010, theo giấy phép số 4596/GP-BCT và chính thức được liên thông với các Sở Giao dịch thế giới theo Nghị định số 51/2018/NĐ-CP ngày 09/04/2018, MXV tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các Sở Giao dịch thế giới có liên thông, thực hiện các chức năng thị trường toàn diện bao gồm: Giao dịch, Bù trừ, Thanh toán, Giao nhận; Cung cấp thông tin thị trường; Quản lý thành viên; Giao dịch các loại hợp đồng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, ở Việt Nam, Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) được Bộ Công thương cho phép để trở thành đơn vị liên thông giao dịch với thị trường thế giới như CBOT, NYMEX, ICE US, ICE EU, COMEX. .

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 1): Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là gì?
                                    Buổi làm việc của Bộ Công Thương với Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tính thanh khoản

Với quy mô các sàn giao dịch liên kết lớn với hàng trăm mặt hàng khách nhau. Tính thanh khoản của thị trường này tương đối cao và việc thao túng hay làm giá rất khó xảy ra.

Tất cả sản phẩm, giá cả và chất lượng đều được Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam kiểm tra thông tin rõ ràng, tính công khai minh bạch, cụ thể và rõ ràng. Các lệnh giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp với các sàn quốc tế hệ thống phần mềm giao dịch CQG. 

Thông tin rõ ràng, minh bạch

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động tương tự như Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội hay Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty thành viên sẽ đóng vai trò hỗ trợ khách hàng giao dịch đầu tư theo sự giám sát của Sở.

Mỗi thành viên hợp pháp đều có Giấy chứng nhận đăng ký thành viên, được công bố trên Website của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), xem chi tiết tại đây.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Với nhiều năm kinh nghiệm đầu tư trên thị trường và trải qua quy trình kiểm tra, cấp chứng chỉ hành nghề của MXV, HTF vinh dự là một trong những đơn vị thành viên kinh doanh dày dặn kinh nghiệm của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.

Hàng hóa phái sinh có lừa đảo?
Buổi tuyển dụng chuyên viên của HTF

Hệ thống giao dịch chất lượng

Phần mềm giao dịch CQG được liên kết chung với hệ thống quốc tế nên ổn định và rất hiếm khi xảy ra tình trạng lỗi như các phần mềm riêng lẻ của các công ty chứng khoán hiện nay. 

Như vậy, qua bài viết trên, HTF xin được khẳng định với anh chị nhà đầu tư về tính hợp pháp của đầu tư hàng hóa phái sinh. Đây không phải là kênh đầu tư lừa đảo như nhiều nhà đầu tư mới đang hiểu về kênh đầu tư này.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *