fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 07/10/2022

phân tích kỹ thuật

Bản tin tổng hợp ngày 07/10/2022

ĐẬU TƯƠNG, LÚA MÌ VÀ NGÔ GIẢM DO LO NGẠI VỀ XUẤT KHẨU

Đậu tương CBOT giảm xuống mức thấp nhất của 2,5 tháng vào thứ Năm, dưới áp lực từ vụ thu hoạch đang diễn ra của Hoa Kỳ và các dấu hiệu của nhu cầu ngoài nước giảm.

Nhu cầu xuất khẩu giảm đè nặng lên thị trường ngô và lúa mì do các nhà đầu tư vẫn cảnh giác với suy thoái kinh tế.

Đậu tương CBOT giao tháng 11 giảm 11-3/4 cent xuống 13,58 USD/giạ, mức thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 7.

Ngô CBOT giao tháng 12 giảm 8-1/2 cent xuống 6,75-1/2 USD/giạ.

Tổng doanh số xuất khẩu đậu tương đạt 777.100 tấn trong tuần kết thúc vào ngày 29 tháng 9, giảm 23% so với một tuần trước đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết vào sáng thứ Năm.

Doanh số xuất khẩu ngô là 227.000 tấn đã giảm 56% so với một tuần trước đó và thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường.

Nhu cầu ở nước ngoài đối với ngô và đậu tương của Hoa Kỳ thường tăng cao trong thời gian thu hoạch nhưng lượng nước thấp trên các đoạn phía nam của sông Mississippi đã ảnh hưởng lớn đến vận chuyển hàng hoá, khiến giá vận chuyển tăng vọt.

CBOT Lúa mì mùa đông đỏ mềm tháng 12 giảm 23 cent xuống 8,79 USD/giạ.

Doanh số xuất khẩu lúa mì hàng tuần đạt 229.400 tấn, gần mức thấp của kỳ vọng thương mại.

Thị trường đang chuyển sự chú ý sang dự báo vụ mùa tháng 10 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) để đo sản lượng thu hoạch sau một mùa hè khô hạn.

(Nguồn Reuters)

CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ

CHIẾN DỊCH NGÔ

THỊ TRƯỜNG DẦU GHI NHẬN PHIÊN TĂNG THỨ 4 LIÊN TIẾP SAU KHI MỘT LOẠT CÁC TỔ CHỨC NÂNG DỰ BÁO GIÁ CUỐI NĀM

Giá dầu tăng phiên thứ 4 liên tiếp, đà tăng mạnh nhất kể từ tháng 5. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 06/10, giả WTI tăng 0,794% lên 88,45 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1,12% lên 94,42 USD/thùng.

Một ngày sau quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC+, một loạt các tổ chức lớn đồng loạt nâng dự báo giá dầu. Ngân hàng Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu trong cuối năm này từ 100 USD/thùng lên 115 USD/thùng, trong khi đó Morgan Stanley cho rằng giá Brent sẽ quay trở về ngưỡng 100 USD/thùng trong quý 1 năm sau. Theo nhiều ước tính, sản lượng thực tế sẽ giảm khoảng 600,000 thùng/ngày – 1,1 triệu thùng/ngày, do chỉ có một vài quốc gia như Saudi Arabia, UAE, Kuwait cần phải cắt giảm sản lượng để tuân thủ hạn ngạch. Theo Morgan Stanley, quyết định của OPEC+ có thế đấy thị trường trở lại trạng thái thâm hụt 0,9 triệu thùng/ngày trong năm 2023.

Tuy vậy, đã tăng của giá dầu bị hạn chế khi Mỹ cho biết họ sẽ tìm các giải pháp để hạ nhiệt thị trường. Giá nhiên liệu tăng cao đã là một trong các nguyên nhân chính đẩy lạm phát lên mức đỉnh 40 năm, gây rủi ro cho nền kinh tế Mỹ. Hiện tại, giải pháp khả thi nhất là tiếp tục mở kho dầu dự trữ chiến lược. Nhà Trắng cũng chưa hoàn toàn bác bỏ phương án cầm các công ty trong nước xuất khẩu xăng dầ

Trong khi đó, EU đã thông qua gói cấm vận thứ 8, nhằm trừng phạt Nga sau khi nước này sát nhập 4 tỉnh Ukraine. Tuy vậy, EU vẫn chưa thông nhất được cơ chế để áp đặt trần giá lên dầu Nga. Phát biểu duy nhất liên quan đó là mức trần giá sẽ phải thấp hơn giá thị trường hiện tại, nhưng vẫn đủ cao để Nga muốn bán đầu ra thị trường.

Với thị trường dầu ngày càng trở nên phức tạp với sự can thiệp của các khối, nhóm nước, giá dầu có thể sẽ quay trở lại trạng thái biến động mạnh trong thời gian tới, đặc biệt khi vẫn còn nhiều yếu tố khó có thể kiểm soát, như độ khác nghiệt của mùa đông năm nay hay tình hình dịch Covid-19 của Trung Quốc liệu có cải thiện để nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu gia tăng trở lại hay không.

(Nguồn MXV)

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *