fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 03/01/2023

Bản tin tổng hợp ngày 03/01/2023.

BRAZIL GHI NHẬN THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI CAO KỶ LỤC; LO NGẠI VỀ THỜI TIẾT ARGENTINA

Dữ liệu chính thức cho thấy hôm thứ Hai cho biết Brazil đạt thặng dư thương mại cao kỷ lục tại mức 62,3 tỷ đô la trong năm 2022.

Cả hai đầu của dòng chảy thương mại đều bị ảnh hưởng do giá tăng mạnh, tăng cao hơn nhiều so với khối lượng giao dịch thương mại: bình quân 13,6% đối với xuất khẩu và 23,4% đối với nhập khẩu. Giá cao hơn của một số mặt hàng cũng có lợi cho xuất khẩu của đất nước, như trường hợp của đậu tương, có giá trị xuất khẩu tăng 20,8% vào năm 2022, lên 46,7 tỷ USD.

Brazil cho biết trong tháng 12, thặng dư thương mại đạt 4,8 tỷ USD. Con số này vượt quá dự báo thặng dư 3 tỷ đô la trong một cuộc thăm dò của Reuters với các nhà kinh tế.Trong năm, đậu tương CBOT đã tăng gần 13,8%, đánh dấu mức tăng hàng năm thứ tư liên tiếp.

Lo ngại về hạn hán ở Argentina, nước xuất khẩu dầu đậu tương và khô đậu tương lớn nhất thế giới, và nhu cầu xuất khẩu mạnh đã đẩy đậu tương CBOT lên mức giá cao nhất kể từ ngày 31/03/2022. Điều này cũng đẩy giá khô đậu tương tăng vào thứ Sáu.

Tại Argentina, dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ cao và mưa rào nhẹ có thể xuất hiện trong những ngày tới. Sàn giao dịch ngũ cốc ở Buenos Aires cho biết hôm thứ Năm rằng 500.000 ha đậu tương có thể không được trồng nếu điều kiện khô hạn tiếp tục ngăn cản tiến độ của công việc đồng áng.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo doanh số xuất khẩu đậu tương của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 12 ở mức 705.800 tấn, phù hợp với kỳ vọng thương mại từ 500.000 đến 950.000 tấn.

Sản lượng chế biến đậu tương của Hoa Kỳ có thể giảm trong tháng 11 xuống còn 5,706 triệu tấn, tương đương 190,2 triệu giạ, theo dự báo trung bình của các nhà phân tích được Reuters khảo sát trước báo cáo hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Dự trữ dầu đậu tương của Hoa Kỳ tính đến ngày 30/ 11 có khả năng tăng lên 2,203 tỷ pound, dựa trên ước tính trung bình của các nhà phân tích. Ước tính trữ lượng dầu đậu tương dao động từ 2,184 tỷ đến 2,225 tỷ pound, với mức trung bình là 2,200 tỷ pound.

Tân Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Favaro cho biết, chính phủ mới của Brazil sẽ mở ra cánh của cho sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ 30m đến 40m hạ đồng cỏ bị thiệt hại được sử dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ.

Xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine trong niên vụ bắt đầu từ ngày 01/07 đạt tổng cộng 22,8 triệu tấn tính đến thứ Hai, giảm 32% so với cùng kỳ, theo Bộ Nông nghiệp. Cụ thể, Ukraine đã xuất khẩu:

  • 8,4 triệu tấn lúa mì, giảm 48% so với cùng kỳ
  • 12,6 triệu tấn ngô, tăng 9% so với cùng kỳ

Nhiệt độ mùa đông ở Châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục ôn hòa trong tuần. Các dự báo cho thấy, nhiệt độ ấm hơn mức trung bình vẫn duy trì trên hầu hết châu Âu trong nửa đầu tháng.

(Nguồn: Bloomberg & Reuters)

 CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG

DẦU THÔ TĂNG TUẦN THỨ BA LIÊN TIẾP KHI TRIỂN VỌNG TIÊU THỤ TÍCH CỰC LẤN ÁT LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG

Thị trường dầu thô kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022 trong sắc xanh. Giá dầu thô WTI tăng 0,88% lên 80,26 USD/thùng, và giá dầu thô Brent tăng 1,67% lên mức 85,91 USD/thùng.

Năm 2022 là một giai đoạn đáng nhớ của thị trường dầu thô với điểm nhấn là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, khiến tình trạng mất cân bằng cung – cầu trở thành chất xúc tác chính cho thị trường trong phần lớn thời gian của năm. Giá dầu thô WTI có mức tăng theo năm là gần 6% còn giá dầu thô Brent cao hơn so với một năm trước gần 9%.

Xét riêng trong tuần giao dịch trước, mức độ rủi ro của thị trường dầu gia tăng bởi thanh khoản giảm mạnh khi các nước phương Tây bước vào kỳ nghỉ năm mới. Giá tăng trong phiên đầu tuần do lo ngại về đợt bão tuyết kỷ lục gây đóng băng và làm gián đoạn các hoạt động sản xuất nhiên liệu.

Tuy nhiên, sau đó diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 một lần nữa gây sức ép và làm cho giá dầu không còn giữ được đà tăng. Nguy cơ lây nhiễm khi Trung Quốc mở cửa đã khiến nhiều quốc gia thận trọng và áp đặt nhiều hạn chế đi lại với người Trung Quốc.

Cuối tuần trước, Trung Quốc cũng công bố chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất và phi sản xuất đều giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Tin tức này cho thấy sự suy yếu nghiêm trọng của nền kinh tế thứ hai toàn cầu, và có thể khiến nhu cầu tiêu thụ dầu khó phục hồi mạnh như kỳ vọng, ngay cả khi nền kinh tế mở cửa từ ngày 08/01 sắp tới.

Một yếu tố khác cũng làm gia tăng sức bán trên thị trường dầu là việc báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại tăng 0,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/2. Giá dầu thô Brent được hỗ trợ nhiều hơn so với giá dầu thô WTI trong bối cảnh Nga sẽ ngừng cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm lọc dầu cho các quốc gia tham gia áp dụng mức giá trần.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá cả hai mặt hàng dầu thô đều hồi phục khi các nhà đầu tư bớt lo ngại và phản ứng tích cực hơn với thông tin tiêu thụ từ báo cáo của EIA. Tổng các sản phẩm nhiên liệu được cung cấp cũng tăng lên 22,8 triệu thùng, cao hơn mức trung bình 4 tuần.

Về phía nguồn cung của Mỹ, số lượng giàn khoan dầu khí trong tuần vừa qua giữ nguyên ở mức 779 giàn, và vẫn chưa phục hồi về mức trước đại dịch. Mức tăng nhỏ giọt phản ánh sự khó khăn nhất định trong năng lực gia tăng nguồn cung của Mỹ.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

NGOẠI TRỪ NHÔM LME, TẤT CẢ CÁC MẶT HÀNG KIM LOẠI ĐỒNG LOẠT ĐÓNG CỬA TUẦN TRONG SẮC XANH

Kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022, từ ngày 26/12 – 01/01, ngoại trừ Nhóm LME, tất cả các mặt hàng còn lại trong nhóm kim loại đều đóng cửa tuần trong sắc xanh. Đối với nhóm kim loại quý, bạc ghi nhận những diễn biến giằng co, kết thúc tuần với mức tăng khiêm tốn 0,5% lên 24,04 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim bật tăng 4,28% lên 1073,7 USD/ounce.

Bạc và bạch kim ghi nhận những biến động mạnh trong năm 2022, với tâm điểm là cuộc chiến chống lạm phát thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ vào hồi cuối tháng 9 trước khi suy yếu trở lại trong 2 tháng cuối năm, và đây cũng là nhân tố tác động mạnh lên xu hướng giá kim loại quý trong năm qua. Trong tuần vừa qua, cả bạc và bạch kim đều có tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp. Về yếu tố vĩ mô, trước các dấu hiệu lạm phát đang dần hạ nhiệt, các nhà đầu tư đặt niềm tin nhiều hơn về việc Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong năm 2023. Bức tranh thị trường lao động tại Mỹ mặc dù vẫn chưa tiêu cực, nhưng cũng đã gặp một số áp lực nhất định khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng 9.000 lên 225.000 trong tuần qua.

Hiện tại, công cụ theo dõi lãi suất Fed Watch của CME Group cho thấy phần lớn các ý kiến cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp đầu tháng 2. Đồng USD suy yếu đã hỗ trợ cho giá kim loại quý trong tuần. Trong đó, giá bạch kim đón nhận lực mua mạnh hơn còn do kỳ vọng về nhu cầu công nghiệp tăng cao khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa. Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới dự báo thị trường bạch kim sẽ thâm hụt vào năm 2023 khi nhu cầu tăng 19% còn nguồn cung chỉ tăng 2%.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX biến động với biên độ khá hẹp trong tuần, kết thúc với mức tăng nhẹ 0,01% lên 3.81 USD/pound, khép lại năm 2022 với mức giá thấp hơn gần 20% so với mức đỉnh được thiết lập hồi tháng 3. Cũng là nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế, quặng sát dẫn đầu đà tăng nhóm kim loại trong tuần, với mức tăng gần 6%. Các mặt hàng kim loại cơ bản chịu tác động mạnh mẽ nhất bởi tình hình dịch bệnh của thị trường tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc, ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng kinh tế và bài toán nhu cầu trong năm qua. Sau khi liên tục chịu áp lực bởi chính sách Zero-Covid gây ra giãn đoạn trong sản xuất, xu hướng phục hồi đối với đồng và quặng sắt đã rõ ràng hơn trong khoảng hơn 1 tháng cuối năm khi Chính phủ bắt đầu kế hoạch mở cửa trở lại. Quặng sắt kể từ đầu tháng 4 trước hàng loạt các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ và ngành bất động sản trì trệ, đã lao dốc mạnh hơn đồng. Do đó, hiện tại, xu hướng phục hồi của quặng sắt cũng đang mạnh mẽ hơn với khoảng giá giao dịch cao hơn 30% so với mức đáy dưới 80 USD/tấn vào hồi cuối tháng 10.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giá kim loại cơ bản vẫn còn chịu nhiều áp lực bởi lo ngại đỉnh dịch bùng phát ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này. Cuối tuần qua, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất tháng 12 của Trung Quốc tiếp tục giảm tháng thứ 4 liên tiếp về 47 điểm, và chỉ số PMI phi sản xuất giảm về 41,6 điểm. Cả hai chỉ số đều đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020, phản ánh sự thu hẹp trong hoạt động kinh tế, và có thể sẽ gây áp lực tới giá đồng và quặng sắt trong phiên mở cửa hôm nay.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC BẠCH KIM

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 1 Trung bình: 5]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *