Bản tin tổng hợp ngày 06/10/2022
ĐẬU TƯƠNG GIẢM DO LO NGẠI VỀ SUY THOÁI KINH TẾ, ĐÔ LA ỔN ĐỊNH; NGÔ TĂNG NHẸ
Đậu tương CBOT kết phiên giảm khoảng 1% vào thứ Tư do lo ngại suy thoái nền kinh tế vĩ mô khi đồng đô la tăng trở lại. Các nhà môi giới vẫn đang chờ đợi thêm thông tin về quy mô vụ thu hoạch của Mỹ.
Lúa mì CBOT kết thúc giảm sau một phiên giao dịch biến động.
Ngô CBOT kết phiên tăng khi các nhà giao dịch chờ đợi những tin tức cơ bản mới.
Cụ thể:
*Đậu tương CBOT giao tháng 11 giảm 13-3/4 cent xuống 13,69-3/4 USD/giạ, duy trì trên mức thấp nhất trong hai tháng được thiết lập vào thứ Hai là 13,61-1 / 4 USD.
*Lúa mì CBOT giao tháng 12 giảm 1 cent xuống 9,02 USD/giạ.
*Ngô tháng 12 tăng 1 cent lên 6,84 USD/giạ.
Chỉ số đô la phục hồi do kỳ vọng thay đổi và chứng khoán Mỹ giảm. Đồng đô la mạnh hơn làm cho ngũ cốc của Mỹ kém hấp dẫn hơn trên toàn cầu.
Vụ thu hoạch ngô và đậu tương của Hoa Kỳ được hỗ trợ bởi thời tiết tốt trên phần lớn vùng Trung Tây trong tuần này, tạo thêm áp lực theo mùa cho thị trường. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết ngô đã thu hoạch được 20% vào Chủ nhật và đậu tương đã thu hoạch được 22%.
Công ty môi giới hàng hóa StoneX đã nâng ước tính năng suất ngô trung bình của Hoa Kỳ lên 173,9 giạ/mẫu Anh (bpa), từ mức 173,2 trước đó, nhưng giảm ước tính sản lượng ngô xuống 14,056 tỷ giạ, từ 14,168 tỷ vào tháng trước.
Đối với đậu tương, StoneX đã hạ dự báo sản lượng năm 2022 của Hoa Kỳ xuống 51,3 bpa từ con số 51,8 vào ngày 1 tháng 9. Công ty dự báo sản lượng đậu tương của Mỹ ở mức 4,442 tỷ giạ, giảm so với 4,515 tỷ trước đó.
USDA dự kiến sẽ công bố các ước tính vụ mùa cập nhật vào ngày 12 tháng 10.
(Nguổn Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ
CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG
GIÁ DẦU NHIỀU KHẢ NĂNG SẼ DUY TRÌ ĐÀ TĂNG SAU CUỘC HỌP KHI THẾ GIỚI THIẾU CÔNG CỤ HẠ NHIỆT THỊ TRƯỜNG
Dầu thô tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần, sau quyết định giảm sản lượng của OPEC+ và báo cáo thị trường dầu hàng tuần của EIA cho thấy tồn kho dầu tại Mỹ tiếp tục giảm. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 05/10, giá WTI tăng 1,43% lên 87,76 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1,71 USD/thùng lên 93.37 USD/thùng.
Thông tin quan trọng nhất trong ngày hôm qua là cuộc họp chính sách tháng 10 của OPEC+. Kết thúc cuộc họp, nhóm quyết định sẽ giảm sản lượng dầu tháng 11 ở mức 2 triệu thùng/ngày so với tháng 10, tương đương 2% tổng nguồn cung dầu thế giới. Tuy vậy, với 14 trên 20 thành viên thực tế đang gặp khó khăn trong việc sản xuất theo hạn ngạch cũ, con số thực tế sẽ không đến mức 2 triệu thùng/ngày. Theo ước tính của Saudi Arabia, sản lượng sẽ giảm khoảng 1 – 1,1 triệu thùng/ngày, còn Goldman Sachs đưa ra ước tính thấp hơn, ở mức 0,4 – 0,6 triệu thùng/ngày. Ngân hàng này tin rằng chỉ có Saudi Arabia, Iraq, UAE và Kuwait mới cần phải cắt giảm sản lượng để tuân thủ hạn ngạch.
Quyết định của OPEC+ đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn, đặc biệt là Mỹ. Sau cuộc họp, Nhà Trắng cho biết sẽ tham vấn Quốc hội và các công để giảm bớt sự kiểm soát của nhóm đối với giá năng lượng. Theo giới phân tích, phát biểu này ám chỉ về dự luật NOPEC, nhằm chống tình trạng độc quyền trên thị trường dầu. Nếu được thông qua, Mỹ có thể kiện OPEC vì can thiệp quá sâu vào thị trường. Tuy vậy, dự luật này vấp phải sự phản đối của nhiều bên, trong đó có cả các công ty trong ngành dầu khí Mỹ.
Giá cũng nhận được sự hỗ trợ sau báo cáo tối qua của EIA, cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa kết hợp với xuất khẩu tăng đã khiến cho tồn kho trong tuần kết thúc 30/09 giảm 1,4 triệu thùng. Trước đấy, thị trường kỳ vọng tồn kho sẽ giảm 2.1 triệu thùng. Tồn kho các sản phẩm lọc dầu như xăng, nhiên liệu chưng cất và nhiên liệu máy bay cũng đồng loạt giảm mạnh lần lượt ở mức 4,7; 3,4 và 0.5 triệu thùng trở thành hỗ trợ tốt cho giá.
(Nguồn MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan