fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 06/12/2022

Bản tin tổng hợp ngày 06/12/2022.

LÚA MÌ GIẢM XUỐNG MỨC THẤP TRONG 13 THÁNG, ĐẬU TƯƠNG GIẢM DÙ THỊ TRƯỜNG KỲ VỌNG NHU CẦU TĂNG

Các nhà phân tích cho biết, lúa mì CBOT giảm vào thứ Hai, chịu áp lực từ việc tăng nguồn cung toàn cầu, dù xuất khẩu hàng tuần của Mỹ cao hơn dự kiến.

Giá ngô giảm do áp lực bởi giá lúa mì giảm, dù điều kiện khô hạn ở Nam Mỹ hỗ trợ giá. Các thương nhân cho biết, đậu tương cũng chịu áp lực giảm giá từ lúa mì và giảm ở cuối phiên, dù được hỗ trợ giá bởi nhu cầu xuất khẩu và giao dịch khô đậu tương mạnh mẽ.

Điểm tin chính

  • Lúa mì CBOT giảm 22 cent xuống 7,39 USD/giạ, sau khi đạt 7,34 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 18/10/2021.
  • Đậu tương giảm 3/4 cent xuống 14,37-3/4 USD/giạ.
  • Ngô giảm 5-3/4 cent xuống 6,40-1/2 USD/giạ, sau khi giảm xuống 6,37-3/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 23/08.

Các nhà phân tích cho biết giá xuất khẩu lúa mì của Nga giảm trong tuần trước do vụ thu hoạch bội mùa ở Nga và nguồn cung tích cực từ Biển Đen.

Don Roose, chủ tịch của U.S. Commodities cho biết: “Nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới đang thiết lập mức giá thấp hơn”.

Theo Cục Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp Úc (ABARES), Úc dự kiến sẽ sản xuất vụ lúa mì lớn kỷ lục với 62 triệu tấn lúa mì trong năm nay, dù cho lũ lụt lan rộng ở các khu vực phía đông của đất nước.

Hiệp hội thương nhân ngũ cốc UGA Ukraine cho biết hôm thứ Hai, xuất khẩu lúa mì của Ukraine đã giảm còn 1,58 triệu tấn trong tháng 11 so với 1,98 triệu tấn trong tháng 10.

Trong khi đó, Pakistan có kế hoạch nhập khẩu 450.000 tấn lúa mì từ Nga trước vụ mùa tới.

Ngô và đậu tương CBOT giảm theo đà giảm của lúa mì, dù thời tiết bất lợi ở các khu vực sản xuất chính của Nam Mỹ đã ngăn đà giảm của giá. Hạn hán kéo dài đã khiến hơn một phần ba diện tích đậu tương trồng sớm ở vùng canh tác chính của Argentina rơi vào tình trạng thường và kém.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thị trường hiện đang lạc quan về xuất khẩu đậu tương, khi các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đã xuất khẩu 130.000 tấn đậu tương sang Trung Quốc.

Các thương nhân cho biết việc nới lỏng hơn nữa các quy tắc kiểm dịch COVID-19 tại một số thành phố của Trung Quốc có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa của Hoa Kỳ.

Các nguồn tin của Reuters cho biết rằng Trung Quốc sẽ thông báo nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiềm chế dịch Covid, sớm nhất là vào thứ Tư.

Trong tuần kết thúc vào ngày 01/12, các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đã chuẩn bị 334.653 tấn lúa mì để xuất khẩu, cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích tại Reuters.

Giao hàng xuất khẩu ngô đạt 524.313 tấn và đậu tương đạt 1,72 triệu tấn. Đây là con số nằm trong kỳ vọng thương mại của thị trường.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC NGÔ

CHIÊN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ

DẦU THÔ GIẢM MẠNH KHI CÁC RỦI RO VĨ MÔ MỘT LẦN NỮA LẤN ÁT CÁC YẾU TỐ VỀ CUNG CẦU

Sắc đỏ áp đảo bảng giá năng lượng trong phiên giao dịch đầu tuần. Kết phiên 05/12, giá dầu thô WTI đánh mất mốc 80 USD, giảm 3,81% còn 76,93 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 3,38% còn 82,68 USD/thùng.

Thị trường ở trong trạng thái cân bằng phần lớn thời gian trong ngày, tuy nhiên, lực bản mạnh xuất hiện vào cuối phiên trước những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất.

Tiếp nối số liệu việc làm tích cực của tuần trước, hoạt động của ngành dịch vụ ở Mỹ tăng trưởng vượt mọi kỳ vọng, phản ánh qua chỉ số Quản lý thu mua (PMI) dịch vụ tháng 11 đạt 46,7 điểm, cao hơn so với dự báo là 46,1 điểm. Đáng chú ý, chỉ số PMI phi sản xuất tăng mạnh lên 56,5 điểm, cao hơn mức 54,4 điểm của tháng 10 và cả mức dự báo 53,3 điểm.

Đơn đặt hàng của các nhà máy cũng tăng 1%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 tháng. Các số liệu phản ánh rằng nền kinh tế Mỹ vẫn bền bỉ và vững vàng trước các đợt tăng lãi suất của Fed, bất chấp các lo ngại về một cuộc suy thoái trong thời gian tới.

Tuy nhiên, những tin tức này thách thức khả năng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất từ 75 điểm cơ bản còn 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 12, và khiến cho chỉ số Dollar Index bật tăng mạnh mẽ trong phiên lên 105,29 điểm.

Điều này đã gây sức ép lên toàn bộ các thị trường tài chính nói chung và thị trường dầu thô nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã tiến hành đóng các vị thế dầu thô để giảm thiểu rủi ro trong danh mục và biến động của thị trường. Sức bán của phiên hôm qua cũng được cộng hưởng bởi đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ.

Sức mua cũng yếu trong phiên hôm qua khi mà thị trường nhận ra rằng chính sách áp giá trần với dầu thô của Nga vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khi Trung Quốc và Ấn độ vẫn duy trì mua dầu thô của Nga, nên tác động của giới hạn giá sẽ bị giảm so với kỳ vọng.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng mong đợi những thay đổi rõ ràng hơn trong lập trường chống dịch của Trung Quốc. Việc nới lỏng một số giãn cách chống dịch tại nhiều tỉnh thành chưa thể nói lên nhiều điều về sự thay đổi lập trường chống dịch của các nhà chức trách, trái lại, còn làm gia tăng rủi ro lây nhiễm trong cộng đồng.

Yếu tố cuối cùng làm hạn chế sự phục hồi của giá dầu trong phiên hôm qua là số liệu xuất khẩu dầu của Venezuela. Quốc gia này đã xuất khẩu 619 300 thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày, tăng 16% so với tháng 10, nhờ việc nối lại các chuyến hàng đến châu Âu và khởi động lại các nhà máy chế biến dầu.

Theo Refinitiv, xuất khẩu của thành viên OPEC đạt trung bình khoảng 620.000 thùng/ngày từ đầu năm đến nay, thấp hơn một chút so với năm 2021, nhưng dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới nhờ việc Chính phủ Mỹ cấp giấy phép cho tập đoàn đầu mô lớn chevron Corp khai thác tại quốc gia Nam Mỹ này.

(Nguồn: MXV)

 CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *