Bản tin tổng hợp ngày 08/11/2022
ĐẬU TƯƠNG, NGÔ GIẢM DO LO NGẠI VỀ CẦU TỪ TRUNG QUỐC; THỊ TRƯỜNG CHỜ ĐỢI BÁO CÁO CUNG CẦU
Sau khi đạt mức cao nhất trong sáu tuần, đậu tương CBOT giảm hôm thứ Hai, do lo ngại về nhu cầu xuất khẩu khi Trung Quốc phủ nhận nới lỏng chính sách Zero Covid.
Các nhà giao dịch điều chỉnh vị thế trước khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra báo cáo cung/cầu hàng tháng vào giữa tuần này.
Lúa mì giảm sau khi tăng giá vào giữa phiên.
Điểm tin chính
Tính đến 19:04 GMT, đậu tương CBOT giao tháng 1 giảm 13 cent, xuống 14,49-1/4 USD/giạ, sau khi tăng lên 14,69 USD, mức cao nhất kể từ ngày 22/9.
Ngô CBOT giao tháng 12 giảm 5 cent, xuống 6,76 USD/giạ.
Lúa mì giao tháng 12 giảm 3-1/2 cent, xuống 8,44-1/4 USD/giạ.
Ảnh hưởng từ dịch COVID làm giảm nhu cầu của Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, từ đó gây áp lực lên giá đậu tương. Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đã giảm 19% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 4,14 triệu tấn, là mức thấp kể từ năm 2014.
Ngô giảm do các nhà giao dịch điều chỉnh vị thế trước báo cáo cung/cầu của USDA vào ngày 09/11. Số liệu từ khảo sát của Reuters đối với các nhà phân tích cho thấy rằng, ước tính trung bình về năng suất ngô và đậu tương của Mỹ không thay đổi so với số liệu tháng 10 của USDA.
Tuy nhiên ước tính từ StoneX và IHS Markit cho rằng sản lượng ngô và đậu tương cao hơn so với ước tính tháng 10 của USDA.
Vụ thu hoạch của Hoa Kỳ đang đi vào giai đoạn cuối. Trước báo cáo tiến độ vụ mùa hàng tuần của USDA sẽ được phát hành vào cuối ngày thứ Hai, các nhà phân tích dự đoán rằng vụ thu hoạch ngô của Hoa Kỳ đã hoàn thành 86% và thu hoạch đậu tương là 94%.
Đối với vụ lúa mì mùa đông của Mỹ sẽ được thu hoạch vào năm 2023, các nhà phân tích dự kiến USDA sẽ đánh giá 31% ở tình trạng tốt đến xuất sắc, cao hơn so với đánh giá 28% vào ngày 30 tháng 10, là mức thấp kỷ lục cùng kỳ kể từ năm 1987.
(Nguồn: Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ
CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU TƯƠNG
CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG
GIÁ DẦU PHỤC HỒI TRONG CUỐI PHIÊN NHỜ TÂM LÝ CHẤP NHẬN RỦI RO GIA TĂNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHUNG
Giá dầu giảm điều chỉnh trong một phiên giao dịch đầy biến động ngày hôm qua. Kết thúc phiên 07/11, giá WTI giảm 0,89%, xuống 91,79 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 0,66%, xuống 97,92 USD/thùng.
Thị trường giằng co với một bên là là ngại về nhu cầu suy yếu của Trung Quốc, nơi các quan chức một lần nữa tái khẳng định việc giữ vững chính sách Zero Covid, sẵn sàng phong tỏa nhiều thành phố, khu sản xuất đã kiểm soát dịch. Tuy vậy, các nhà đầu tư dường như vẫn kỳ vọng việc thay đổi trong chính sách sẽ sớm xảy ra, bất chấp các thông tin chính thức do sức ép từ phía người dân sau khi trải qua thời gian dài dưới các biện pháp quản lý nghiêm ngặt cũng như từ mặt kinh tế. Ngày hôm qua, số liệu xuất nhập khẩu tiêu cực của Trung Quốc cho thấy bức tranh tiêu cực của nước này nếu tiếp tục duy trì các biện pháp cũ. Trong tháng 10, xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng trưởng âm 0,3% và âm 0,7%, một phần do nước này mạnh tay phòng dịch để chuẩn bị đại hội đảng khiến các vấn đề sản xuất, chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp. Đây chính là thông tin gây sức ép chính cho giá trong phiên sáng.
Tuy vậy, trong phiên thị trường chứng kiến nhịp phục hồi trở lại, với nguồn cung trong vòng 1 tháng tới được kỳ vọng sẽ trở nên thắt chặt hơn, khi lệnh cấm vận nhập khẩu dầu Nga của châu Âu có hiệu lực. Dù khách hàng châu Á được kỳ vọng sẽ thay các nước châu Âu trở thành người mua lớn, tuy nhiên các khó khăn và vận chuyển cũng như các quy định về bảo hiểm khiến cho quy trình sẽ gặp nhiều trắc trở. Trong khi đó, cuối năm các nhà máy lọc dầu lại gia tăng công suất, với công suất vận hành tại Mỹ dự kiến sẽ đạt 90%. Nhà máy lọc dầu tư nhân lớn nhất Trung Quốc Zhejiang Petroleum and Chemical Co (ZPC) đang tăng sản lượng dầu diesel, trong khi Công ty Công nghiệp Dầu khí Tích hợp Kuwait (KIPIC) cho biết giai đoạn đầu tiên của nhà máy lọc dầu Al Zour của họ đã bắt đầu hoạt động thương mại.
Giá cũng nhận được hỗ trợ khi tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng trên thị trường chung. Dòng tiền chuyển dịch vào các thị trường rủi ro, với Dollar Index giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 10 ngày, trong khi thị trường tài chính của châu Á và Mỹ đồng loạt đi lên hỗ trợ sức mua trên thị trường. Đông Dollar suy yếu giúp cho chi phí của người mua năm giữ tiền tệ khác trở nên rẻ hơn.
(Nguồn: MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan