fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 09/12/2022

Bản tin tổng hợp ngày 09/12/2022.

ĐẬU TƯƠNG TĂNG LÊN MỨC CAO NHẤT TRONG 2 THÁNG RƯỠI NHỜ XUẤT KHẨU MẠNH

Đậu tương CBOT tăng vào thứ Năm do nhu cầu xuất khẩu mạnh, đẩy giá hạt có dầu lên mức cao nhất trong gần ba tháng.

Lúa mì giảm nhẹ sau khi tăng từ mức thấp nhất trong một năm, mặc dù giá vẫn bị hạn chế bởi sự cạnh tranh từ nguồn cung cao kỷ lục của Nga. Ngô tăng theo đà tăng của đậu tương.

Giá các loại ngũ cốc ít biến động khi các thương nhân chờ đợi báo cáo vụ mùa thế giới hàng tháng từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào thứ Sáu.

Điểm tin chính

  • Đậu tương CBOT tăng 14-1/4 cent lên 14,86-1/4 USD/giạ, sau khi tăng lên 14,92-1/4 USD, mức cao nhất kể từ ngày 13/09
  • Lúa mì CBOT giảm 3-1/4 cent xuống 7,46-1/4 USD/giạ.
  • Ngô tăng 1-1/4 cent lên 6,42-1/2 USD/giạ.

Các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ vào sáng thứ Năm đã báo cáo doanh số bán 118.000 tấn đậu tương sang Trung Quốc và 718.000 tấn đậu tương đến các điểm đến không xác định để giao hàng trong năm 2022/23.

Đây là đợt bán đậu tương sang Trung Quốc nhanh thứ ba trong tuần này, làm dấy lên nhiều kỳ vọng rằng việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa do COVID-19 ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa của Mỹ.

Trong tuần kết thúc vào ngày 01/12, USDA cho biết, doanh số bán đậu tương xuất khẩu đạt tổng cộng 1,746 triệu tấn, vượt qua mức cao nhất của dự báo thương mại dao động từ 600.000 đến 1,45 triệu tấn.

Chuck Shelby, chủ tịch của Risk Management Commodities cho biết: “Thời tiết ở Argentina có ảnh hưởng mạnh đến biến động giá ngũ cốc sau ngày mai.”

Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cho biết diện tích trồng đậu tương niên vụ 2022/23 của Argentina có thể bị cắt giảm do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài trong khu vực.

Nhu cầu xuất khẩu đối với lúa mì của Mỹ tiếp tục giảm, với 189.800 tấn được bán ra trong tuần kết thúc vào ngày 01/12, gần với mức thấp nhất trong dự báo của các nhà phân tích là từ 150.000 đến 400.000 tấn.

Jack Scoville, nhà phân tích thị trường tại The Price Futures Group, cho biết: “Doanh số xuất khẩu của Mỹ trên thị trường lúa mì năm nay thực sự ảm đạm.”

Doanh số xuất khẩu ngô trong tuần đạt tổng cộng 691.600 tấn, phù hợp với ước tính của các nhà phân tích là 300.000 đến 1,075 triệu tấn.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ

CHIẾN LƯỢC NGÔ

CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG

DẦU THÔ LAO DỐC PHIÊN THỨ TƯ LIÊN TIẾP BẤT CHẤP LO NGẠI NGUỒN CUNG BỊ GIÁN ĐOẠN

Kết thúc phiên 08/12, giá dầu thô WTI giảm 0,76% về 71,46 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 1,326 về 76,15 USD/thùng.

Trong hai mặt hàng, giá dầu thô WTI biến động mạnh hơn trong phiên hôm qua, bởi thị trường chịu ảnh hưởng từ tin tức đường ống vận chuyển Keystone, liên kết kết các mỏ dầu ở Canada với các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã phải tạm ngừng hoạt động do sự cố rỏ rỉ dầu.

Đây là một đường ống quan trọng, có thể vận chuyển tới hơn 600,000 thùng ngày, và bất kỳ sự gián đoạn kéo dài nào, gần như chắc chắn sẽ làm giảm dự trữ dầu thô của Mỹ. Các kho dự trữ ở Cushing, Oklahoma, trung tâm lưu trữ lớn nhất quốc gia này, đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm theo mùa.

Tin tức này đã khiến cho giá dầu WTI tăng vọt lên 75 USD/thùng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, sau đó giá đã giảm trở lại vì các nhà đầu tư kỳ vọng sự gián đoạn này chỉ mang tính tạm thời.

Bên cạnh đó, thị trường cũng tin rằng Mỹ có đủ lượng hàng dự trữ để giải quyết sự cố này, nhất là trong bối cảnh báo cáo tuần của cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tăng.

Triển vọng tiêu thụ tiêu cực đang lấn át những lo ngại về nguồn cung, bởi những nguy cơ suy thoái trong năm 2023 vẫn đang hiện hữu, trong khi nguồn cung có thể tăng lên. Hai công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ là Exxon Mobil và Chevron sẽ tăng chi tiêu cho các dự án năng lượng trong năm tới.

Exxon cho biết họ sẽ tăng đầu tư từ 23 tỷ USD đến 25 tỷ USD, tăng từ mức dự kiến là 22 tỷ USD trong năm nay. Chevron cho biết họ có kế hoạch chi 17 tỷ USD, cao hơn so với mức 15 tỷ USD trong năm nay.

Mặc dù chi tiêu nhiều hơn nhưng Exxon cho biết sản lượng có thể vẫn duy trì ở mức 3,7 triệu tháng ngày trong năm tới, còn Chevron ước tính mức tăng trung bình gộp hàng năm cho tới năm 2026 sẽ lớn hơn 3%.

Ngoài các tin tức trên, thị trường cũng quan tâm tới những tác động từ chính sách áp giá trên của nhóm G7 với dầu thô của Nga. Các lệnh trừng phạt này đang gây khó khăn cho chuỗi cung ứng ở các eo biển thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện có khoảng 26 tàu chở dầu bị mắc kẹt do các quy tắc mới yêu cầu chủ sở hữu cung cấp bằng chứng tàu của họ được bảo hiểm để được quá cảnh. Các quan chức phương tây đang đàm phán với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết vấn đề này.

Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn của Mỹ tăng 4,18% do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm cao hơn trong hai tuần tới. Các nhà phân tích dự báo kho dự trữ khí đốt của Mỹ đã giảm 31 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào ngày 02/12. Nếu ước tính đúng, mức giảm của tuần trước sẽ làm giảm lượng dự trữ xuống còn 3.452 nghìn tỷ feet khối, thấp hơn 1,99% so với mức trung bình 5 năm là 3.520 nghìn tỷ feet khối.

Giá khí tăng bất chấp việc Freeport LNG đã thông báo vào tuần trước rằng họ có kế hoạch trì hoãn việc khởi động lại nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Texas từ giữa tháng 12 đến cuối năm. Sự chậm trễ sẽ làm giảm khối lượng LNG xuất khẩu xuống dưới mức kỷ lục đạt được vào tháng 3 và giữ lại nhiều khí đốt hơn để phục vụ nhu cầu trong nước.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 1 Trung bình: 5]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *