Bản tin tổng hợp ngày 12/12/2022.
ĐẬU TƯƠNG GIẢM DO SỐ LIỆU TỒN KHO THẾ GIỚI MẶC DÙ ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THỜI TIẾT HẠN HÁN Ở NAM MỸ
Đậu tương CBOT giảm giá vào thứ Sáu sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tăng ước tính tồn kho đậu tương trên toàn cầu, mặc dù xuất khẩu mạnh và những lo ngại về thời tiết ở Nam Mỹ tạo đà tăng cho đậu tương.
Ngô được giao dịch đồng đều cả hai phía, mặc dù dự trữ của Hoa Kỳ tăng lên. Lúa mì giảm giá.
Điểm tin chính
- Đậu tương CBOT giảm 2,5 cent xuống 14,83-3/4 USD/giạ, nhưng kết thúc tuần tăng 3,15%, mức cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 04/11.
- Lúa mì CBOT giảm 12 cent xuống 7,34-1/4 USD/giạ, giảm 3,52% trong tuần này, là tuần giảm thứ năm liên tiếp.
- Ngô tăng 1-1/2 cent lên 6,44 USD/giạ, tăng 0,348% trong tuần.
Giá đậu tương giảm dù cho được hỗ trợ giá nhờ nhu cầu xuất khẩu tăng và điều kiện khô hạn ở nước có sản lượng đậu tương hàng đầu thế giới, Argentina. Tuy nhiên, những cơn mưa gần đây có thể hỗ trợ vụ mùa sớm ở Nam Mỹ.
Mike Zuzolo, chủ tịch của Global Commodity Analytics cho biết, xuất khẩu từ Argentina có thể bị cản trở do nông dân không sẵn sàng bán cây trồng cũ cho đến khi họ nắm được tình trạng của vụ thu hoạch sắp tới.
Lợi nhuận của đậu tương bị hạn chế hơn nữa do sự chậm chạp trong phức hợp ngũ cốc.
Báo cáo cung cầu nông sản hàng tháng của USDA phù hợp với hầu hết kỳ vọng của thị trường, do đó, không có nhiều tác động lên thị trường.
Karl Setzer, nhà phân tích rủi ro hàng hóa tại Agrivisor, cho biết: “Không có gì trong báo cáo này gây ngạc nhiên”.
USDA cho biết xuất khẩu ngô của Ukraine dự kiến sẽ đạt 17,50 triệu tấn trong niên vụ 2022/2023, tăng từ 15,5 triệu tấn trong báo cáo tháng 11. Dự trữ ngô cuối kỳ toàn cầu giảm 2,36 triệu tấn xuống 298,40 triệu tấn.
Báo cáo của USDA cũng cho biết, tồn kho ngô của Hoa Kỳ sẽ đạt 1,257 tỷ giạ vào cuối niên vụ 2022/23. Các nhà phân tích đã kỳ vọng số liệu về tòn kho ngô báo cáo đưa ra là 1,237 tỷ giạ, theo ước tính trung bình trong một cuộc thăm dò của Reuters. Vào tháng 11, USDA đã dự báo tồn kho ngô là 1,182 tỷ giạ.
USDA cho biết dự trữ đậu tương cuối vụ 2022/2023 của thế giới tăng 540.000 tấn lên 102,71 triệu tấn, trong khi nguồn cung lúa mì toàn cầu giảm 490.000 tấn xuống 67,33 triệu tấn.
(Nguồn: Reuters)
CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG
CHIẾN LƯỢC NGÔ
DẦU THÔ GHI NHẬN MỨC GIẢM THEO TUẦN LỚN NHẤT KỂ TỪ CUỐI THÁNG 3 TRƯỚC TRIỂN VỌNG TIÊU THỤ KÉM SẮC
Kết thúc tuần giao dịch 5/12 – 11/12, lực bán hoàn toàn áp đảo trên thị trường năng lượng. Trong đó, với toàn bộ các phiên giao dịch trong tuần đều kết thúc trong sắc đó, dầu thô ghi nhận mức giảm theo tuần mạnh nhất kể từ cuối tháng 3 năm nay. Giá dầu WTI giảm 11,20% xuống còn 71,02 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,05% xuống 76,10 USD/thùng. Lo ngại về bức tranh tiêu thu suy yếu đã kéo dầu thô trở về vùng giá thấp nhất kể từ cuối năm ngoái.
Rủi ro vĩ mô đến từ ngay các phiên đầu tuần, khi mà dữ liệu kinh tế của Mỹ cho thấy ngành dịch vụ mở rộng trong tháng 11 khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa mức đỉnh lãi suất lên cao và duy trì trong thời gian dài nhằm hạ nhiệt nền kinh tế. Đồng Dollar Mỹ phục hồi trong tuần này cũng đã gây sức ép tới giá dầu do chi phí nắm giữ trở nên đắt đỏ hơn.
Sức ép vĩ mô đè nặng lên triển vọng tiêu thụ dầu trên thế giới, được thể hiện rõ hơn qua Báo cáo Triển vọng năng lương ngắn nạn (STEO) tháng 12 của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Cơ quan này đã tiến hành điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu so với báo cáo tháng 11 trong quý IV và trong cả 4 quý năm sau, đưa mức tiêu thụ trung bình trong năm 2025 đạt khoảng 100,82 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, nguồn cung dầu toàn cầu sẽ được cải thiện vào nửa cuối năm sau, đưa mức sản lượng trung bình đạt khoảng 101,06 triệu thùng/ngày. Điều đó tiếp tục kéo giá dầu lao dốc trong các phiên giữa tuần.
Nguồn cung dầu trung bình tại Mỹ trong năm sau được dự báo sẽ vượt mức kỷ lục năm 2019, làm giảm bớt một số những lo ngại về khả năng tăng sản lượng từ các mỏ dầu đá phiến. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan dầu của Mỹ giảm 2 xuống còn 780 giàn hoạt động trong tuần kết thúc ngày 09/12, sau nhiều tuần tăng trước đó. Số lượng giàn khoan dầu cũng đã tăng khoảng 30% từ đầu năm đến nay, khi các nhà sản xuất dầu đá phiến đã mở rộng hoạt động với tốc độ thận trọng.
Một yếu tố khác đáng chú ý tác động tới giá dầu trong tuần qua là sự cố tràn dầu tại đường ống vận chuyển Keystore liên kết các mỏ dầu ở Canada với các nhà máy lọc dầu của Mỹ. Vào hôm qua, TC Energy cho biết công ty đang tiếp tục nỗ lực phục hồi lại đường ống, nhưng mốc thời gian khởi động lại đường ống vẫn chưa được xác định, có thể sẽ khiến giá dầu nhận được động lực tăng nhẹ trong phiên đầu tuần. Mặc dù vậy, đà phục hồi nhiều khả năng sẽ không quá mạnh khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi loạt báo cáo tháng quan trọng từ Tổ chức các nước xuất khấu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) trong tuần này.
(Nguồn: MXV)
Bài viết liên quan