fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 14/10/2022

phân tích kỹ thuật

LÚA MÌ TĂNG KHI NGA ĐE DỌA SẼ DỪNG HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN NGŨ CỐC TẠI BIỂN ĐEN

Lúa mì CBOT tăng trở lại vào thứ Năm, sau hai ngày giảm, do lo ngại về thỏa thuận hành lang xuất khẩu Biển Đen có thể không được mở lại vào tháng sau, điều này một lần nữa có thể làm gián đoạn các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine.

Ngô và đậu tương tăng nhờ sự hỗ trợ lan tỏa từ lúa mì và khi nhà đầu tư tiếp tục với vị thế mua sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hạ triển vọng thu hoạch của Hoa Kỳ cho cả hai vụ vào ngày hôm trước.

Đồng đô la yếu hơn, khiến các lô hàng của Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu nắm giữ các loại tiền tệ khác, đã cung cấp hỗ trợ thêm cho ngũ cốc.

Lúa mì tăng cao khi Nga chuyển một danh sách các mối quan ngại về thỏa thuận hành lang xuất khẩu Biển Đen cho Liên hợp quốc và chuẩn bị từ chối gia hạn thỏa thuận vào tháng tới.

Thỏa thuận do LHQ làm trung gian đã mở ra một con đường an toàn hơn cho các chuyến hàng ngũ cốc từ nhà xuất khẩu lớn Ukraine. Xuất khẩu đã bị chặn sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược nước láng giềng vào cuối tháng Hai.

Lúa mì CBOT giao tháng 12 tăng 10 cent lên 8,92-1/4 USD/giạ sau khi chạm mức thấp nhất hai tuần trước đó trong phiên.

Ngô CBOT giao tháng 12 tăng 4-3/4 cent lên 6,97-3/4 USD/giạ

Đậu tương CBOT giao tháng 11 giảm 1/4 về 13,95-3/4 USD/giạ.

Trong báo cáo cung cầu hàng tháng vào thứ Tư, USDA cho biết sản lượng ngô và đậu tương của Mỹ sẽ thấp hơn so với dự báo trước đó, làm dấy lên lo ngại về tồn kho toàn cầu eo hẹp. Nhưng cơ quan này cũng cắt giảm triển vọng nhu cầu của mình, đáng chú ý nhất là đối với hàng xuất khẩu có khả năng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Nam Mỹ.

Chính phủ cũng cắt giảm triển vọng dự trữ lúa mì trong nước xuống mức thấp nhất trong 15 năm. (Báo cáo bổ sung của Naveen Thukral ở Singapore và Sybille de La Hamaide ở Paris; Biên tập bởi Marguerita Choy và Grant McCool)

(Nguồn Reuters)

CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG

CHIẾN LƯỢC NGÔ

GIÁ DẦU CHẤM DỨT CHUỖI GIẢM TRONG TUẦN KHI LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG THẮT CHẶT LẦN ÁP LO NGẠI VỀ NỀN KINH TẾ

Giá dầu tăng phiên đầu tiên trong tuần, khi rủi ro về nguồn cung lấn áp các thông tin tiêu cực về vĩ mô. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 2,11% lên 89,11 USD/thùng trong khi giả Brent tăng 2,29% lên 94,57 USD/thùng.

Trong phiên, đã có lúc giá dầu chịu áp lực điều chỉnh mạnh, nhất là khi báo cáo thị trường dầu tháng 10 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA hạ dự báo nhu cầu dầu trong năm 2022 khoảng 60,000 thùng/ngày, trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới năm 2023 điều chỉnh giảm 470,000 thùng/ngày, xuống còn 101.3 triệu thùng/ngày. Rủi ro về nền kinh tế, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP thấp là yếu tố lớn nhất gây sức ép cho lượng dầu tiêu thụ.

Tuy vậy, IEA cũng cảnh báo sẽ có bất ổn lớn với nguồn cung, với kết quả cuộc họp của OPEC có thể khiến cho sản lượng của các quốc gia Trung Đông sụt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày. Xuất khẩu dầu của Nga đã giảm 560,000 thùng/ngày so với đầu năm, và sẽ còn giảm mạnh hơn khi các lệnh cấm vận đi vào thực tế.

Bên cạnh đó, dù báo cáo của EIA cho thấy tồn kho tăng mạnh 99 triệu thùng trong tuần kết thúc 07/10, tuy nhiên sản lượng giảm, kết hợp với xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu tăng mạnh lên mức kỷ lục 7 triệu thùng/ngày, và Mỹ sắp ngừng mở kho dầu dự trữ, các dữ liệu về tồn kho có thể sớm đảo ngược. Đặc biệt, ngành sản xuất dầu ở Mỹ có vẻ đang gặp khó khăn trong việc duy trì sản lượng, với các đợt bảo trì khiến cho sản lượng tuần vừa rồi giảm nhẹ 100,000 thùng/ngày.

Trong khi đó, số lượng giàn khoan tăng rất chậm, thậm chí có tuần còn giảm, nên khó có thể kỳ vọng có biện pháp nào bổ sung thêm dầu cho thị trường nếu thị trường rơi vào trạng thái thiếu hụt.

Ngoài ra, mặc dù CPI tăng cao hơn dự kiến, tuy nhiên với lộ trình tăng lãi suất của Fed đã tương đối rõ ràng, thị trường cũng không còn phản ứng quá nhiều với các dữ liệu lạm phát. Trong khi đó, ngoài Fed, các ngân hàng trung ương khác như BoE khó có thể mạnh tay thật chặt chính sách tiền tệ, khi rủi ro suy thoái đã ở mức rất cao.

(Nguồn MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *