fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 14/12/2022

Bản tin tổng hợp ngày 14/12/2022.

ĐẬU TƯƠNG TĂNG; LÚA MÌ VÀ NGÔ GIẢM

Đậu tương CBOT tăng vào thứ Ba do chốt lời của các nhà đầu tư sau hai ngày giá giảm. Đồng thời, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu xuất khẩu đậu tương vẫn lạc quan.

Ngô và lúa mì CBOT giảm do các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá chạm mức cao nhất trong 10 ngày vào đầu phiên.

Đậu tương tăng sau khi giảm khoảng 1,7% trong hai phiên trước đó, do đợt bán hàng xuất khẩu mới đã đẩy giá lên trên mức cao nhất qua đêm. Dự báo về tăng lượng mưa ở Argentina và Brazil đã kìm hãm đà tăng của giá.

Điểm tin chính

  • Đậu tương CBOT giao tháng 3 tăng 19-1/4 cent lên 14,80-3/4 USD/giạ.
  • Ngô CBOT giao tháng 3 giảm 1/2 cent xuống còn 6,53-1/2 USD/giạ
  • Lúa mì CBOT giao tháng 3 giảm 4 cent xuống 7,50-3/4 USD/giạ.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết vào sáng thứ Ba, các nhà xuất khẩu tư nhân đã báo cáo về việc bán 140.000 tấn đậu tương niên vụ 2022/2023 đến các điểm đến không xác định.

Tin tức về việc cảng Odesa của Ukraine dừng hoạt động vào Chủ nhật sau khi Nga tấn công vào nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine đã gây lo ngại về vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh chiến tranh. Tuy nhiên, cảng đã hoạt động trở lại vào thứ Hai.

Matt Ammermann, giám đốc quản trị rủi ro hàng hóa của StoneX cho biết: “Mặc dù cảng Odesa đang hoạt động trở lại nhưng vẫn có lo ngại rằng cảng có thể không hoạt động hết công suất ngay trong ngắn hạn”.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ

CHIẾN LƯỢC NGÔ

DẦU THÔ TĂNG PHIÊN THỨ HAI LIÊN TIẾP NHỜ SỐ LIỆU LẠM PHÁT TÍCH CỰC VÀ NHỮNG LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG

Giá dầu nối dài đà phục hồi sau khi thị trường đón nhận một loạt các tin tức quan trọng cùng với những lo ngại xoay quanh việc phục hồi đường ống dẫn dầu Keystone. Kết thúc phiên 13/12, giá dầu thô WTI tăng 3,03% lên 75,39 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 3,45% và đóng cửa ở mức 80,68 USD/thùng.

Báo cáo tháng 12 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) được công bố, cho thấy sản lượng dầu của nhóm trong tháng 11 giảm 744.000 thùng/ngày xuống 28,83 triệu thùng/ngày, với mức giảm lớn nhất là 404.000 thùng đến từ Saudi Arabia. Đáng chú ý, sản lượng của 10 nước tham gia thỏa thuận đạt 24,48 triệu thùng ngày, thấp hơn mức hạn ngạch đã cam kết là 25,42 triệu thùng. Tuy nhiên, số liệu này không thúc đẩy giá dầu tăng quá mạnh, bởi OPEC đã cắt giảm nhu cầu tiêu thụ trong quý IV/2022 và hai quý đầu tiên của năm 2023, trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh tế trên thế giới suy yếu.

Giá dầu chỉ thực sự bật tăng mạnh mẽ, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11 được công bố tích cực hơn nhiều so với kỳ vọng. Cụ thể, CPI chung tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với một năm trước đó, nhờ việc giá năng lượng thấp hơn giúp bù đắp chi phí lương thực tăng. Mức tăng của chỉ số CPI lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, lần lượt là 0,2% theo tháng, và tăng 6% theo năm.

Mặc dù mức tăng trưởng CPI theo năm vẫn ở mức cao, tuy nhiên mức tăng hàng tháng nhỏ nhất trong hơn một năm của cả hai chỉ số củng cố cho kỳ vọng rằng lạm phát đã tạo đỉnh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

Chỉ số Dollar Index giảm và mức 103,98 điểm, thấp nhất kể từ tháng 6 năm nay. Đồng bạc xanh suy yếu thúc đẩy dòng vốn đổ về thị trường dầu khi chi phí kinh doanh và nắm giữ giảm đi. Bên cạnh đó, việc Fed không còn mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm giảm lo ngại suy thoái và cải thiện triển vọng tiêu thụ đối với dầu thô.

Nhà đầu tư cũng dành nhiều sự chú ý đến tình hình đường ống dẫn dầu Keystone sau sự cố rò rỉ dầu từ tuần trước. Những nỗ lực của TC Energy, công ty quản lý đường ống, nhằm khởi động lại một đoạn đường ống bị trì hoãn do thời tiết xấu.

Bên cạnh đó, một số công ty dầu khí lớn nhất thế giới dự kiến cắt giảm tăng trưởng ngân sách đầu tư quốc tế vào năm 2023, làm gia tăng lo ngại rằng năng lực sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể đã đạt đỉnh. Hai tin tức này cũng là yếu tố củng cố đà tăng của thị trường dầu trong phiên hôm qua.

Trong sáng nay, Báo cáo thống kê độc lập của Viện Dầu khí Mỹ (API) trong tuần kết thúc ngày 09/12 cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 7,8 triệu thùng, trái ngược so với mức dự đoán giảm 3,6 triệu thùng của giới phân tích. Đây cũng là tuần đầu tiên API cho thấy tồn kho tăng sau bốn tuần giảm liên tiếp. Vì thế, thông tin này có thể gây sức ép và kìm hãm đà hồi phục của giá dầu trong sáng nay.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *