Bản tin tổng hợp ngày 16/12/2022.
ĐẬU TƯƠNG GIẢM DÙ XUẤT KHẨU MẠNH MẼ; NGÔ, LÚA MÌ TĂNG
Đậu tương CBOT giảm vào thứ Năm do lo ngại về đồng đô la mạnh và nền kinh tế toàn cầu suy yếu có thể làm chậm tốc độ xuất khẩu mạnh mẽ.
Lúa mì tăng mạnh nhờ đợt chốt lời sau khi giảm 8 trong 10 phiên trước đó. Giá ngô cũng tăng lên cao hơn.
Tuy nhiên thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) vào thứ Tư đã làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát có thể vẫn ở mức cao và việc tăng lãi suất sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế trong suốt năm 2023, do vậy đã kiềm chế đà tăng của giá
Tương tự, Ngân hàng Anh cũng chỉ ra khả năng tăng lãi suất khá cao khi họ cũng tăng lãi suất vào thứ Năm, trước quyết định về chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Arlan Suderman, giám đốc kinh tế hàng hóa của StoneX cho biết: “Những thông tin đó khiến các nhà đầu tư giao dịch với tâm lý lo ngại về suy thoái”.
Điểm tin chính
- Đậu tương CBOT giao tháng 1 giảm 8-3/4 cent xuống 14,73-1/2 USD/giạ.
- Lúa mì CBOT giao tháng 3 tăng 8 cent lên 7,57-1/4 USD/giạ.
- Ngô CBOT giao tháng 3 tăng 3 cent lên 6,53-1/2 USD/giạ.
Terry Reilly, nhà phân tích hàng hóa cấp cao của Futures International cho biết: “Tôi nghĩ rằng đà tăng hàng trăm điểm của đồng đô la Mỹ đang ảnh hưởng một chút đến giá đậu tương. Đậu tương luôn là mặt hàng dẫn đầu về xuất khẩu so với các mặt hàng khác trên sàn CBOT.”
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết vào doanh số xuất khẩu đậu tương đạt 2,943 triệu tấn trong tuần kết thúc ngày 08/12. Con số này tăng 69% so với tuần trước đó và cao hơn mức dự báo thương mại cao nhất là từ 1,5 triệu đến 2,6 triệu tấn
Các thương nhân cho biết thiệt hại do hạn hán đối với vụ lúa mì của Argentina cũng gây lo ngại cho thị trường, mặc dù nguồn cung lớn từ Nga và Ukraine đang hạn chế giá quốc tế.
(Nguồn: Reuters)
CHIẾN LƯỢC NGÔ
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ
CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG
ÁP LỰC VĨ MÔ KÉO GIÁ DẦU SUY YẾU TRỞ LẠI, NHU CẦU TIÊU THỤ VẪN ĐANG GẶP NHIỀU THÁCH THỨC
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/12, giá dầu suy yếu trở lại, cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp khi các rủi ro vĩ mô tăng lãi suất vẫn là mỗi lo ngại cho tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ. Giá dầu WTI giảm 1,51% xuống 76,.11 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,8% xuống 81,21 USD/thùng. Trong khi đó, trái lại, giá khí tự nhiên tăng vọt 8,4% khi báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tổng tồn kho khí gas tự nhiên tại các kho chứa ngầm của Mỹ giảm 50 tỷ feet khối xuống 3.412 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 09/12.
Sức ép bán trên thị trường dầu đã liên tục xuất hiện ngay từ đầu phiên. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi các tín hiệu cho thấy lãi suất có thể đạt đỉnh khoảng 5,1% vào năm sau và chưa tính đến việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2023 như kỳ vọng của thị trường, đã khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ về bức tranh suy thoái kinh tế. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE lõi được dự báo sẽ tăng 3,5% trong năm tới, cao hơn dự báo trung bình tháng 9 là 3,1% và mục tiêu 2% của Fed, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng được nâng lên tới 4,6% vào năm tới.
Vào hôm qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã tăng lãi suất lên 50 điểm và báo hiệu họ vẫn cần tăng lãi suất “đáng kể” để chiến đấu với lạm phát. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 03/2023, ECB sẽ bắt đầu cắt giảm bảng cân đối kế toán trung bình 15 tỷ euro (15,9 tỷ USD) mỗi tháng cho đến cuối quý 2 năm 2023, mở rộng nỗ lực kiểm soát lạm phát vẫn đang cao hơn khoảng gần 5 lần so với mục tiêu. Lo ngại lạm phát vẫn cố hữu, chi phí vay tăng cao và nền kinh tế gặp áp lực có thể hạn chế năng lực tiêu thụ dầu đã kéo giá dầu quay đầu giảm trở lại.
Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 11 giảm 0,6% so với tháng trước, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ cuối năm ngoài, trong khi sản lượng công nghiệp cũng giảm nhiều hơn kỳ vọng của thị trường, báo hiệu về những áp lực kinh tế nhất định và kéo giá tiếp tục suy yếu trong phiên tối.
Về mặt cung cầu, thông lượng dầu thô Trung Quốc trong tháng 11/2022 đã tăng lên mức cao nhất trong 12 tháng, đạt 14,5 triệu thùng/ngày, khiến đây trở thành mức thông lượng trung bình theo tháng cao thứ 3 được ghi nhận. Mặc dù sản xuất và tiêu thụ dầu thô tại Trung Quốc có sự cải thiện, và được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn nữa khi quốc gia này nới lỏng kiểm soát dịch bệnh, nhưng giá dầu không được hỗ trợ quá nhiều trong phiên bởi lo ngại việc dỡ bỏ các quy định Zero-Covid sẽ làm bùng nổ dịch bệnh trong một giai đoạn nhất định và gây gián đoạn hoạt động kinh tế. Điều này có thể gây ra rủi ro tiêu thụ suy yêu trong ngắn hạn, gây áp lực đến giá dầu.
Thêm vào đó, những gián đoạn xung quanh đường ống dẫn dầu Keystone giữa Canada và Mỹ cũng đang được cải thiện khi một phần của đường ống đã được nối lại. Theo Bloomberg, ngay cả khi sự cố ngừng hoạt động, các kho dự trữ ở Bờ Vịnh đã tăng mạnh vào tuần trước cho thấy thị trường vẫn được cung cấp tốt cho đến thời điểm hiện tại.
(Nguồn: MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan