fbpx

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 25/11/2022

Bản tin tổng hợp ngày 25/11/2022

CHẬM TRỄ VỤ MÙA ĐẬU TƯƠNG VÀ NGÔ TẠI ARGENTINA; CƯỚC PHÍ VẬN CHUYỂN NGÔ BRAZIL TĂNG; XUẤT KHẨU NGŨ CỐC TẠI UKRAINE CHẬM LẠI.

Vụ mùa đậu tương bị trì hoãn nghiêm trọng do hạn hán tại Argentina

Lo ngại gia tăng về đậu tương của Argentina niên vụ 2022/23 do sự chậm trễ nghiêm trọng của vụ mùa năm nay so với năm ngoái, bởi nước này phải chịu hạn hán kéo dài và dự kiến ​​chỉ có lượng mưa ít ỏi trong những ngày tới.

Sàn giao dịch Buenos Aires Grains cho biết trong một báo cáo hàng tuần, cho đến nay mới chỉ có 19,4% diện tích được trồng, chậm hơn 19,9 điểm phần trăm so với thời điểm này năm ngoái.

Mặc dù diện tích gieo trồng năm nay được dự báo là 16,7 triệu ha (41,3 triệu mẫu Anh) – cao hơn một chút so với 16,3 triệu ha (40,3 triệu mẫu Anh) của chu kỳ trước, hạn hán đã khiến cho độ ẩm đất thấp. Chu kỳ trước, nông dân đã sản xuất 43,3 triệu tấn đậu tương.

Việc trồng ngô cũng đang phải đối mặt với sự chậm trễ. Cho đến thứ Tư, các nhà sản xuất đã trồng được 23,8% trong tổng số 7,3 triệu ha dự kiến ​​cho niên vụ 2022/23, chậm hơn 6,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Sàn giao dịch cho biết họ vẫn đang phân tích thiệt hại lên vụ lúa mì niên vụ 2022/23 của sương giá xảy ra ở nhiều khu vực nông nghiệp phía nam của đất nước vào cuối tháng 10 – đầu tháng 11. Điều này có thể dẫn đến một đợt cắt giảm dự báo khác.

Sàn giao dịch dự báo sản lượng lúa mì của Argentina ở mức 12,4 triệu tấn trong chu kỳ này, thấp hơn nhiều so với mức 20,5 triệu tấn mà họ đã dự báo vào tháng 5, do tác động của hạn hán và sương giá cuối vụ.

Cước phí vận chuyển ngô Brazil tăng mạnh do biểu tình gây tắc nghẽn đường phố

Các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử ở Brazil đã chặn các con đường ở bang Mato Grosso vào đầu tuần này, làm tăng giá cước vận chuyển bằng xe tải, ảnh hưởng đến hoạt động và lợi nhuận của các thương nhân ngũ cốc toàn cầu.

Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải đã tăng 20%, tức tăng 50 reais (9,40 USD) mỗi tấn tại Mato Grosso, Abiove.

Các tuyến đường bị ảnh hưởng nhiều nhất là Sorriso-Miritituba và Sinop Miritituba đến các cảng phía bắc của Brazil.

Chủ tịch Abiove, Andre Nassar, cho biết: “Có nhiều lo ngại về việc không thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu ngô hoặc phải đối mặt với chi phí trả chậm – khoản phí không xếp hàng lên tàu theo lịch trình đã thỏa thuận trước.

Ông nói thêm rằng một số công ty đã báo cáo ngô lên tàu xuất khẩu ít hơn dự kiến ​​vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư.

Xuất khẩu ngũ cốc tại Ukraine chậm lại

Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy kể từ khi thỏa thuận được gia hạn sau ngày 19/11, không quá 5 tàu rời Ukraine mỗi ngày, giảm so với các tuần và tháng trước khi có tới 10 tàu khởi hành.

Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc, Ismini Palla, cho biết các luồng tàu bị ảnh hưởng bởi lo ngại trong quá khứ đối với việc gia hạn thỏa thuận và điều kiện thời tiết xấu ở Istanbul để kiểm tra và luân chuyển nhân viên tại Trung tâm Điều phối chung (JCC).

(Nguồn: Reuters)

GIÁ DẦU ÍT THAY ĐỔI KHI MỸ BƯỚC VÀO KỲ NGHỈ LỄ VÀ CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN VỀ GIÁ TRẦN CỦA EU BỊ TRÌ HOÃN

Giá dầu gần như không thay đổi khi kỳ nghỉ Lễ tạ ơn ở Mỹ bắt đầu. Kết thúc phiên 24/11, giá dầu thô WTI tăng nhẹ chỉ 0,03% lên 77,96 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0,06% về 85,09 USD/thùng

Diễn biến ít sôi động của phiên hôm qua một phần từ việc khối lượng giao dịch giảm đáng kể trong kỳ nghỉ lễ, ngoài ra còn xuất phát từ việc Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa đạt được sự đồng thuận cao về chính sách áp giá trần với đầu thô của Nga.

Sự chia rẽ trong khối ngày càng rõ ràng khi mà các nhà ngoại giao châu Âu đang bị mắc kẹt trong các cuộc đàm phán về mức trần giá đối với dầu của Nga nên nghiêm ngặt như thế nào. Ba Lan cho rằng mức giá 65 USD/thùng vẫn còn quá mềm mỏng đối với Moscow, và đã bác bỏ đề xuất này. Trong khi đó Hy Lạp, không muốn giá dầu xuống dưới 70 USD.

Các nhà ngoại giao vẫn lạc quan rằng một thỏa thuận có thể giữ không làm gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga, đồng thời hạn chế doanh thu của Moscow. Tuy nhiên, không ít nhà phân tích cho rằng vì Nga đã bán dầu của mình với giá chiết khấu, nên mức giá trên sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động xuất khẩu nhiên liệu của Nga.

Theo Reuters, Trung Quốc và Ấn Độ, hai đối tác lớn của Nga trong năm nay và cũng là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất và lớn thứ ba thế giới cũng đang tỏ ra thận trọng hơn trong việc nhập khẩu dầu thô của Nga, bởi các hạn chế liên quan tới vận chuyển của Châu Âu sẽ gây ra khá nhiều khó khăn cho các đối tác Châu Á trong việc tiếp cận nguồn hàng.

Về phía Nga, thay vì giữ vững quan điểm không bán cho bất kỳ quốc gia nào áp dụng mức trần giá và có thể sẽ cắt giảm sản lượng, quốc gia này đã tỏ ra mềm mỏng hơn khi ám chỉ rằng lập trường này có thể thay đổi.

Một trong những yếu tố hạn chế sức mua trên thị trường dầu hôm qua là việc số ca nhiễm Covid-19 theo ngày tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch diễn ra. Chính quyền địa phương tại nhiều tỉnh như Trịnh Châu, một lần nữa thắt chặt các biện pháp kiểm soát để dập tắt các đợt bùng phát dịch, làm tăng thêm mối lo ngại của các nhà đầu tư đối với nguy cơ suy thoái kinh tế và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.

(Nguồn: MXV)

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *