Bản tin tổng hợp ngày 27/10/2022
LÚA MÌ TIẾP TỤC GIỮ VỊ THẾ ỔN ĐỊNH DO LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG BIỂN ĐEN; NGÔ GIẢM
Lúa mì tăng thêm vào thứ Năm, với xuất khẩu chậm lại từ khu vực Biển Đen trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine làm gia tăng lo ngại về nguồn cung thế giới.
Giá ngô giảm trong khi giá đậu tương tăng.
Điểm tin chính
* Lúa mì CBOT tăng 0,1% lên 8,41 USD/giạ, vào lúc 00h10 GMT.
* Ngô giảm 0,1% xuống 6,84-1/2 USD/giạ
* Đậu tương tăng 0,1% lên 13,83-1/4 USD/giạ.
* Lo ngại về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine gia tăng khi dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp nước này cho thấy các chuyến hàng đã chậm lại trong 10 ngày qua, với khối lượng tính đến tháng này thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Ukraine hôm Chủ nhật cho biết Nga đang ngăn chặn việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, buộc các cảng của Ukraine phải hoạt động ở mức 25% đến 30% công suất.
* Thỏa thuận do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian hồi tháng 7 đã mở đường cho Ukraine nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng ở Biển Đen đã bị đóng cửa kể từ khi Nga xâm lược vào tháng Hai.
* Giám đốc viện trợ của Liên hợp quốc Martin Griffiths hôm thứ Tư cho biết ông “tương đối lạc quan” rằng một thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen của Ukraine sẽ được gia hạn sau giữa tháng 11.
* Griffiths đã tới Moscow cùng với quan chức thương mại cấp cao của Liên Hợp Quốc Rebeca Grynspan vào đầu tháng này để thảo luận với các quan chức Nga về thỏa thuận, cũng nhằm tạo điều kiện xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga sang thị trường toàn cầu.
* Vụ thu hoạch lúa mì năm 2022/23 của Argentina sẽ đạt 13,7 triệu tấn, sàn giao dịch ngũ cốc Rosario cho biết hôm thứ Tư, mức cắt giảm mạnh so với dự báo trước đó là 15 triệu tấn trong bối cảnh hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến nông dân nước này.
* Các quỹ hàng hóa đã bán ròng hợp đồng tương lai ngô và đậu tương CBOT vào thứ Tư và mua ròng hợp đồng tương lai lúa mì và dầu đậu tương, các nhà giao dịch cho biết. Các quỹ được coi là ròng đều đậu tương.
(Nguồn Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ
CHIẾN LƯỢC NGÔ
CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG
GIÁ DẦU TĂNG MẠNH KHI DOLLAR INDEX SUY YẾU VÀ XUẤT KHẨU DẦU MỸ TĂNG KỶ LỤC
Giá dầu tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua, khi Dollar Index suy yếu kết hợp với số liệu xuất khẩu dầu mạnh mẽ của Mỹ thúc đẩy đà tăng trong phiên tối. Cụ thể, kết thúc phiên 26/10, giá dầu WTI tăng 3,04% lên 87,91 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 2,32% lên 95,69 USD/thùng.
Trong phiên sáng, giá dầu có lúc chịu áp lực, trước các thông tin tiêu cực về tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Mới đây nhất, nước này đã phong tỏa 1 trong các quận trung tâm của Vũ Hán, càng củng cố chính sách Zero-Covid của chính phủ.
Tuy vậy, giá đã nhanh chóng phục hồi trở lại khi Dollar Index suy yếu sau dữ liệu vĩ mô gây thất vọng của Mỹ. Doanh số bán nhà giảm mạnh 10.9% trong tháng 9, kể cả khi số liệu tháng 8 cũng đã điều chỉnh giảm, cho thấy thị trường bất động sản chịu nhiều sức ép từ các đợt tăng lãi suất liên tiếp. Các nhà đầu tư kỳ vọng đến tháng 12, Fed sẽ bắt đầu giảm tốc quá trình tăng lãi suất để tránh gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế Anh được kỳ vọng sẽ dần ổn định hơn sau khi đã bầu ra Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính mới, đã khiến cho đồng Bảng Anh mạnh dần lên so với Dollar Mỹ.
Bên cạnh đó, số liệu trong báo cáo thị trường của EIA cho thấy trong tuần kết thúc ngày 21/10, tồn kho dầu thô thương mại tăng 2.6 triệu thùng, thấp hơn so với số liệu 4.5 triệu thùng mà API đưa ra cũng hỗ trợ đà tăng của giá dầu. Đáng chú ý, xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 5.1 triệu thùng, xuất khẩu các sản phẩm nhiên liệu cũng tăng gần 1 triệu thùng so với kỳ báo cáo trước lên 6.3 triệu thùng, đã đây giá tăng mạnh 2 USD/thùng trong phiên. Với OPEC+ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, các công ty năng lượng Mỹ đang lấp vào khoảng trống mà nhóm nước Trung Đông để lại. Bên cạnh đó, chênh lệch Brent – WTI lên đến 8 USD/thùng cũng khiến cho dầu của Mỹ trở nên hấp dẫn đối với các quốc gia nhập khẩu.
Giá dầu có thể tiếp tục được hỗ trợ trong phiên giao dịch sáng nay, khi Mỹ cho biến đang xây dựng lại kế hoạch áp đặt trần giá lên dầu Nga. Mức giá mới có thể sẽ cao hơn so với con số 40-60 USD/thùng đưa ra trước kia, với kỳ vọng điều này có thể thuyết phục nhiều quốc gia hợp tác hơn. Hiện tại, ngoài nhóm G7, mới có Australia cho biết sẽ tham gia vào kế hoạch.
(Nguồn MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU
Bài viết liên quan