fbpx

PHÂN TICH KỸ THUẬT NGÀY 28/12/2022

Bản tin tổng hợp ngày 28/12/2022.

ĐẬU TƯƠNG TĂNG, THỊ TRƯỜNG LO NGẠI VỀ KHÔ HẠN TẠI ARGENTINE VÀ XUẤT KHẨU CỦA MỸ

Đậu tương CBOT kết thúc phiên cao hơn một chút vào thứ Ba sau khi tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng vào đầu ngày, được hỗ trợ bởi tình trạng khô hạn tại nước xuất khẩu khô đậu tương lớn của thế giới, Argentina.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, giá ngô tăng sau khi các nhà xuất khẩu Mỹ báo cáo bán được 177.500 tấn ngô hàng ngày để giao cho Nhật Bản.

Lúa mì đã kết phiên giảm ngay dù trước đó tăng trong phiên. Giá lúc mì ảnh hưởng bởi thiệt hại đối với cây trồng vụ đông trên khắp Đại bình nguyên của Hoa Kỳ.

Điểm tin chính

Đậu tương CBOT tăng 4,5 cent lên 14,89 USD/giạ, sau khi leo lên 15,22-3/4, mức cao nhất kể từ ngày 23/6.

Lúa mì CBOT giảm 1-1/2 cent xuống 7,74-1/2 cent/giạ.

Ngô tăng 8-1/2 cent lên 6,74-3/4 cent/giạ, sau khi đạt 6,75-3/4 USD, mức cao nhất kể từ ngày 08/11.

Các nhà phân tích cho biết, giá đậu tương kỳ hạn tăng sau khi lượng mưa dự kiến vào cuối tuần qua ở Argentina đã không xảy ra tại phần lớn diện tích trồng trọt khô hạn.

Tom Fritz, nhà môi giới hàng hóa tại EFG Group cho biết: “Dự báo thời tiết ở Argentina vào cuối tuần trước hầu hết đều thất thường. Bây giờ thời tiết đang chuyển sang giai đoạn khô hạn”.

Đậu tương được hỗ trợ đà tăng giá khi Trung Quốc tiếp tục liệt kê các biện pháp phong tỏa, công bố kế hoạch bắt đầu cấp thị thực vào tuần tới, mặc dù tình trạng nhiễm COVID-19 gia tăng có thể sẽ làm giảm nhu cầu nào đối với đậu tương.

 

Lúa mì ảnh hưởng bởi lo ngại thiệt hại mùa màng do nhiệt độ lạnh, đặc biệt là ở các vùng của Đồng bằng Hoa Kỳ, do thiếu lớp phủ tuyết cách nhiệt trên các cây lúa mì.

John Zanker, nhà phân tích thị trường tại  Risk Management Commodities cho biết: “Vụ mùa này không ở trong tình trạng tốt khi cây trồng có khả năng chết do lạnh giá. Đây là tình hình đáng lo ngại nhất mà chúng tôi từng thấy trong một thời gian khá dài. ”

Báo cáo giao hàng xuất khẩu đã hỗ trợ giá cả ba mặt hàng. Các nhà xuất khẩu đã sẵn sàng xuất khẩu 1,75 triệu tấn đậu tương trong tuần kết thúc vào ngày 22/12, gần mức cao nhất mà các nhà phân tích ước tính là từ 1,2 triệu đến 1,86 triệu tấn.

Giao hàng xuất khẩu ngô đạt 856.606 tấn, gần mức cao nhất của kỳ vọng thương mại từ 500.000 đến 900.000 tấn, trong khi giao hàng xuất khẩu lúa mì đạt 280.554 tấn, phù hợp với dự đoán từ 175.000 đến 450.000 tấn.

(Nguồn: Reuters)

CHIẾN LƯỢC DẦU ĐẬU TƯƠNG 

CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ

DẦU BRENT TĂNG MẠNH HƠN DẦU WTI KHI NGUỒN CUNG NĂNG LƯỢNG Ở CHÂU ÂU ĐÁNG LO NGẠI HƠN SO VỚI MỸ

Giá dầu ít thay đổi trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, phản ánh phần nào tâm lý lưỡng lự của các nhà đầu tư trước một loạt các tin tức cơ bản về cung cầu. Kết thúc phiên 27/12, giá đầu WTI chỉ giảm nhẹ 0,04% về 79,53 USD/thùng, trong khi đó giá dầu Brent tăng nhẹ 0,21% lên 84,68 USD/thùng.

Sức mua xuất hiện ngay từ phiên sáng và đã có lúc đưa giá lên mức cao nhất trong vòng ba tuần khi các nhà máy lọc dầu ở Mỹ phải tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của cơn bão tuyết mùa đông lịch sử.

Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc, tiếp tục có những nới lỏng đối với các hạn chế chống dịch Covid – 19. Cụ thể, du khách đến đây sẽ không còn phải tiến hành cách ly 5 ngày như trước, mà chỉ còn có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ. Động thái này làm tươi sáng bức tranh tiêu thụ đối với xăng và nhiên liệu bay.

Tuy nhiên, càng về cuối phiên, sức ép bán xuất hiện nhiều hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu thận trọng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các tin tức kể trên. Các nhà máy lọc đầu tại Texas đã bắt đầu khôi phục hoạt động và tăng cường sản xuất sau khi sự có đóng băng buộc họ phải tạm dừng vào tuần trước.

Mỹ cũng đã từng trải qua các sự cố tương tự vào giai đoạn tháng 2 năm 2021, khi mà mùa đông lạnh giá cũng gây ra những gián đoạn về nguồn cung năng lượng. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá rằng sự cố lần này nhẹ hơn rất nhiều và sản lượng dầu sẽ được phục hồi nhanh chóng. Lo ngại giảm bớt cũng khiến cho đà tăng của giá dầu bị chững lại.

Trong phiên hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ký một sắc lệnh cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm lọc dầu cho các quốc gia tham gia thực hiện mức giá trần. Việc hạn chế xuất khẩu của Nga có thể sẽ bắt đầu từ ngày 01/02 và kéo dài trong vòng 5 tháng.

Lo ngại về việc Nga có thể cắt giảm sản lượng hỗ trợ cho giá dầu Brent nhiều hơn so với giá đầu WTI. Dù vậy, tin tức này chưa cải thiện đáng kể sức mua, bởi các nước châu Âu đã có sự chuẩn bị và đối sách cho vấn đề này. Chính phủ Đức tự tin rằng một nhà máy lọc dầu chủ chốt là PCK Schwedt, nơi cung cấp nhiên liệu cho Berlin và các vùng phía đông của đất nước đã sẽ có thể sản xuất mà không cần dầu của Nga kể từ tháng 1 năm sau.

Giá khi tự nhiên cũng tăng 2,77% khi mà nhu cầu tiêu thụ để sưởi ấm vẫn cao, còn nguồn cung vẫn bị gián đoạn nghiêm trọng vì tình hình đóng băng tại các đường ống dẫn.

(Nguồn: MXV)

CHIẾN LƯỢC DẦU

KIM LOẠI BIẾN ĐỘNG MẠNH, ĐỒNG CHẠM MỨC CAO NHẤT KỂ TỪ GIỮA THÁNG 11 TRƯỚC KHI QUAY ĐẦU SUY YẾU

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/12, thị trường kim loại trải qua một phiên biến động mạnh đối với cả hai chiều mua và bán sau kỳ nghỉ lễ. Bạc dẫn đầu đã tăng nhóm kim loại quý, tăng 1,24% lên 24,21 USD/ounce. Bạch kim biến động mạnh trong phiên nhưng kết thúc với mức tăng chỉ 0,01% so với phiên trước đó, chốt tại mức giá 1029,7 USD/ounce.

Cả bạc và bạch kim đều mở cửa phiên với lực mua tích cực, trong đó giá bạc tạo gap-up, được hỗ trợ chủ yếu bởi thông tin Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng hơn nữa đối với vấn đề kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, Trung Quốc sẽ không còn bắt buộc du khách trong nước phải cách ly kế từ ngày 08/01, và những người đến Trung Quốc sẽ chỉ cần có kết quả xét nghiệm Covid âm tính trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành. Chính phủ cho biết họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xin thị thực cho những người nước ngoài cần đến Trung Quốc vì mục đích kinh doanh, học tập hay du lịch. Việc hướng tới sự mở cửa với quốc tế đã thúc đẩy lực mua mạnh mẽ đối với toàn bộ các mặt hàng trong nhóm kim loại, trong đó bao gồm cả kim loại quý do triển vọng nhu cầu được kỳ vọng sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, đà tăng chậm lại và lực bán chốt lời xuất hiện nhiều hơn trong phiên tối, nhất là sau một số dữ liệu kinh tế Mỹ. Thâm hụt thương mại hàng hóa trong tháng 11 của Mỹ đã giảm xuống còn 83,35 tỷ USD so với 98,8 tỷ USD của tháng trước, nhưng cũng phản ánh nhu cầu trong nước vẫn còn yếu. Giá bạch kim chịu áp lực bán mạnh nửa sau của phiên, trước thông tin nhà sản xuất xe điện Tesla có kế hoạch giảm sản lượng tại Thượng Hải vào tháng 1 sáp tới, gây ra lo ngại nhu cầu bạch kim chủ yếu sử dụng trong ngành sản xuất ô tô sụt giảm, thúc đẩy lực bán trên thị trường.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX cũng mở cửa gap-up và trên đà tăng tới hơn 3% trước thông tin Trung Quốc tiếp tục mở rộng biện pháp nới lỏng kiểm soát dịch bệnh. Đây cũng là thông tin hỗ trợ mạnh cho giá quặng sătt ghi nhận mức tăng 2,6%.

Nhưng sau đó, đối với đồng COMEX, áp lực bán chốt lời và kháng cự 3,94 USD/pound đã khiến cho giá quay đầu giảm khá mạnh. Thêm vào đó, dữ liệu về lợi nhuận công nghiệp trong 11 tháng kể từ đầu năm tại Trung Quốc tiếp tục giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoài, sau khi giảm 3% trong tháng 10. Điều này vẫn cho thấy dịch bệnh đang gây ra áp lực nhất định cho nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng là nguyên liệu đầu vào rất quan trọng trong ngành sản xuất xe điện, tin tức về việc hàng xe điện lớn nhất thế giới Telsa cắt giảm sản lượng tại Thượng Hải và cổ phiếu công ty lao dốc 11% cùng đã kéo gía đồng suy yếu trở lại. Kết phiên, đồng COMEX thu hẹp mức tăng còn 0,83%, chốt ở mức 3,84 USD/pound.

(Nguồn: MXV)

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *