Bản tin tổng hợp ngày 09/09/2022
GIÁ LÚA MÌ GIẢM SAU TĂNG, NGÔ SUY YẾU
Lúa mì CBOT giảm vào thứ Năm, ổn định trở lại sau đợt tăng mạnh một ngày trước đó khi các nhà đầu tư cân nhắc về những lời chỉ trích của Nga trong thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina trước dự báo về suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
Ngô CBOT giảm mặc dù ngày càng có nhiều lo ngại về vụ thu hoạch đáng thất vọng của Hoa Kỳ sau thời tiết khô hạn ở các khu vực trồng trọt quan trọng gây giảm năng suất đáng kể.
Đậu tương giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 8, nhưng việc “mặc cả giá” đã giúp cho thị trường kết thúc ở mức cao hơn trong ngày.
Lúa mì mềm mùa đông đỏ CBOT giao tháng 12 giảm 15-1/4 cent ở mức 8.29 đôla/giạ.
Thị trường lúa mì tăng vọt vào thứ Tư sau khi Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga và các nước đang phát triển đã bị “lừa” bởi một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraine do Liên hợp quốc làm trung gian, đồng thời cam kết sẽ xem xét sửa đổi các điều khoản để hạn chế các quốc gia có thể nhận lô hàng.
Nhà Trắng cho biết hôm thứ Năm rằng không có dấu hiệu nào cho thấy thỏa thuận đang được làm sáng tỏ.
Lúa mì CBOT giảm những tuần gần đây do dòng chảy ngày càng tăng của các chuyến hàng Ukraina qua hành lang Biển Đen, cùng với việc giá cung cấp của Ukraina và Nga giảm.
Các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để giải quyết lạm phát trong lo ngại về suy thoái dẫn tới hạn chế nhu cầu, vẫn là lực cản đối với giá ngũ cốc.
Đậu tương CBOT ổn định khi các nhà giao dịch giữ vị thế trước báo cáo vụ mùa của chính phủ Hoa Kỳ vào thứ Hai.
Sương muối ghi nhận trong hai tuần qua ở Argentina đã gây ra một số thiệt hại cho vụ lúa mì 2022/23 của quốc gia Nam Mỹ này, sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cho biết hôm thứ Năm.
Ngô CBOT giao tháng 12 giảm 2-1/2 cent xuống 6,68-1/2 đôla/giạ.
Đậu tương CBOT giao tháng 11 tăng thêm 2-1/2 cent lên mức 13,86 đôla/giạ.
(Nguồn Reuters)
CHIẾN LƯỢC LÚA MÌ NGÀY 09/09/2022
CHIẾN LƯỢC ĐẬU TƯƠNG NGÀY 09/09/2022
CHIẾN LƯỢC KHÔ ĐẬU NGÀY 09/09/2022
GIÁ DẦU PHỤC HỒI TRỞ LẠI TỪ VÙNG ĐÁY 8 THÁNG NHỜ LỰC MUA KỸ THUẬT BẤT CHẤP TỔN KHO DẦU TĂNG
Sắc xanh phục hồi trên bằng giá các mặt hàng năng lượng trong ngày hôm qua nhờ lực mua bắt đầy và việc Nga de dọa sẽ ngừng xuất khẩu các mặt hàng dầu khí. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 08/09, giá WTI tăng 1.95% lên 83,54 đôla/thùng trong khi giá Brent tăng 1,31% lên 89,15 đôla/thung.
Lực mua bắt đáy đã giúp giá dầu phục hồi trong phiên giao dịch hôm qua, bất chấp các giằng co trong phiên. Việc Nga đe dọa ngừng xuất khẩu dầu khí cho các quốc gia áp dụng trần giá cũng là một trong các động lực giúp cho giá phục hồi. Tại thời điểm hiện tại, Nga cũng đã cắt giảm một lượng lớn khí xuất khẩu sang cho châu Âu, bất chấp phải đốt bỏ lượng khí thừa. Hiện tại Nga đang kỳ vọng vào việc gia tăng lượng hàng bán sang cho châu Á, với Ấn Độ ngày hôm qua tuyên bố sẽ tiếp tục mua dầu từ Nga bất chấp các chính sách của châu Âu. Theo số liệu mới nhất, tiêu thụ nhiên liệu trong tháng 8/2022 của nước này ổn định ở mức 17,81 triệu tấn, so với con số 17,61 triệu tấn trong tháng 7. Tuy vậy, với nền kinh tế đang phục hồi, nhu cầu nhiên liệu được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục tặng.
Lực mua gia tăng bất chấp số liệu trong Báo cáo thị trường dầu hàng tuần ngày hôm qua của Cơ quan Quân ý Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô thương mại Mỹ tăng mạnh 8,8 triệu thùng, ngược với dự đoán giảm nhẹ 300.000 thùng trong khảo sát của Reuters. Thực tế, với các số liệu xuất nhập khẩu và tiêu thụ dầu trong tuần kết thúc 02/09 không thay đổi quá nhiều so với tuần 26/08, lượng tồn kho tăng lên này chủ yếu đến từ các đợt giải phóng dầu từ kho dự trữ SPR. Từ tháng 3, Mỹ đã cam kết liên tục cung cấp dầu ra thị trưởng với mức trung bình gần 1 triệu thùng/ngày và chương trình này dự kiến sẽ kéo dài cho đến tháng 10.
Hiện tại, dù giá xăng tại Mỹ đã giảm 80 ngày liên tiếp Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm vẫn cho biết Chính phủ Tổng thống Biden đang cân nhắc khả năng kéo dài chương trình này, bất chấp SPR đang ở mức thấp nhất kể từ 1984. Đây có thể là yếu tố tiếp tục gây sức ép lên cho giá dầu trong phiên giao dịch cuối tuần, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ có xu hướng giảm khi Trung Quốc kéo dài thời gian phong tỏa các khu vực lớn như Thành Độ với 21 triệu dân để chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản và báo hiệu sẽ còn tiếp tục để chống lạm phát cũng gây áp lực chung đối với các tài sản rủi ro.
(Nguồn MXV)
CHIẾN LƯỢC DẦU NGÀY 09/09/2022
Bài viết liên quan