fbpx

Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Đầu tư hàng hóa phái sinh cũng giống như nhiều hình thức đầu tư khác, khi tham gia thị trường, các nhà đầu tư cần đưa được ra những chiến lược giao dịch nhằm tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Trong bài viết này, Hitech Finance sẽ giới thiệu đến Anh/Chị và các bạn các bước quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Quản trị rủi ro là việc xác định, đánh giá và ưu tiên các rủi ro (được định nghĩa trong ISO 31000 là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đối với các mục tiêu), đồng thời phối hợp và áp dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm kiểm soát xác suất hoặc tác động của các sự kiện không may hoặc để tối đa hóa việc hiện thực hóa các cơ hội. (Theo wikipedia)

Rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục đầu tư và tài khoản giao dịch bao gồm sự đảo chiều mạnh mẽ trong xu hướng, chênh lệch giá, sự kiện chính trị, sụp đổ thị trường, phá sản, rủi ro tiền tệ, báo cáo thu nhập, báo cáo của chính phủ, lạm phát và chính sách tiền tệ.

Trong đầu tư hàng hóa phái sinh rủi ro chủ yếu là sự đảo chiều của thị trường, tiến bộ mùa vụ và những sự kiện chính trị ảnh hưởng trực tiếp lên giá hàng hóa.

 

Quản trị rủi ro có vai trò gì trong đầu tư?

Quản trị rủi ro giúp các nhà đầu tư sử dụng tối đa hóa nguồn vốn của mình tại những thời điểm nhất đinh, giúp nguồn vốn được xoay vòng và tạo ra lợi nhuận nhờ thị trường dù cho thị trường đang tăng trưởng hay đang suy thoái.

Quản trị rủi ro trong đầu tư hàng hóa phái sinh đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp với từng thời điểm, chủ động trước những biến động của thị trường từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.

Có mấy loại rủi ro trên thị trường hàng hóa phái sinh?

Thị trường hàng hóa phái sinh có 2 loại rủi ro cơ bản là: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể (hay rủi ro phi hệ thống)

  • Rủi ro hệ thống: các yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến nền kinh tế hay phân khúc sản phẩm. Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ,  rủi ro chính trị xã hội…

Ví dụ: Các thông tin kinh tế – chính trị (VD: Nga cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng, trả đũa phương Tây…) sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các mặt hàng hóa giao dịch tại thời điểm đó.

  • Rủi ro cụ thể: có mức độ ảnh hưởng thấp hơn rủi ro hệ thống và liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm ngành công nghiệp đặc thù. Rủi ro cụ thể bao gồm: rủi ro quản lý, rủi ro thời tiết (nông sản), rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng…

Ví dụ: Sự kiện bão, lũ lụt ảnh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người nông dân, khiến cho kì vọng về chất lượng, số lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn của hàng hóa bị sụt giảm so với ban đầu. 

Gợi ý nguyên tắc quản lý rủi ro thị trường hàng hóa phái sinh

Hitech finance là một trong những thành viên tiêu biểu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ đưa ra các chiến lược quản trị rủi ro cho khách hàng để các Anh/Chị yên tâm giao dịch. Dưới đây, chúng tôi xin phép được đưa ra một vài nguyên tắc giúp nhà đầu tư quản trị rủi ro trong thị trường hàng hóa phái sinh được chúng tôi khuyến nghị. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ quản trị rủi ro hiệu quả và có chiến lược phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. 

CÂN BẰNG NGUỒN VỐN

Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Nhà đầu tư cần xác định nguồn vốn được dùng cho các hợp đồng kỳ hạn cụ thể là bao nhiêu dựa trên đánh giá chung về tiềm năng của hợp đồng hàng hóa. Cùng với đó, nhà đầu tư cân nhắc chỉ số biến động trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần có nguồn ngân sách phòng ngừa để đưa ra quyết định trong trường hợp thị trường biến động lớn.

Để cân bằng nguồn vốn, NĐT cần lưu ý các yếu tố sau đây:

– Tình hình tài chính: NĐT cần phân chia nguồn vốn đầu tư phù hợp vào các mặt hàng tiềm năng nhất định, đồng thời cần có nguồn quỹ dự phòng rủi ro trước những biến động.

– Xác định thời gian đầu tư: NĐT cần xác định giao dịch hàng hóa trong khoảng thời gian ngắn hạn hay dài hạn. Lợi nhuận kỳ vọng của NĐT là bao nhiêu, điểm cắt lỗ khi thị trường biến động mạnh.

– Khẩu vị rủi ro: NĐT nên xác định rõ ràng khẩu vị rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư, sẵn sàng sử dụng nguồn vốn của mình trong đầu tư trong ngắn hạn và dài hạn. Việc tính toán tổn thất trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu thị trường biến động và thua lỗ lớn tại thời điểm NĐT mở vị trí tối đa sẽ giúp Anh/Chị đầu tư hiệu quả.

 

SỬ DỤNG LỆNH DỪNG LỖ

Giao dịch thành công hay không phụ thuộc nhiều vào việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận. Nhiều nhà đầu tư đã chọn đặt lệnh dừng lỗ hoặc lệnh dừng bán để đảm bảo mở một vị trí mới. 

  • Lệnh dừng lỗ: được sử dụng để thoát khỏi các vị trí sau khi giá di chuyển so với vị trí của bạn.
  • Lệnh dừng bán: được sử dụng nếu giao dịch mở của bạn là mua, được đặt ở mức thấp hơn giá thị trường hiện tại.

Ví dụ: Một chiến lược phổ biến là tăng mức dừng lỗ bán của bạn lên cao hơn khi thị trường tăng cao hơn. 

Để quản lý thị trường hàng hóa phái sinh dễ dàng, người ta áp dụng:

– Một lệnh dừng lỗ nếu giao dịch mở của bạn là để bán và ngược lại thị trường. 

– Một lệnh dừng mua được đặt trên giá thị trường hiện tại để mua ở mức giá có sẵn tiếp theo.

THEO DÕI SÁT SAO QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ

Top 10 ứng dụng phần mềm theo dõi sức khỏe tốt nhất hiện nay

Thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng của rất nhiều lọai tin tức khác nhau, đặc biệt là các tin tức chính trị. Vì thế khi NĐT nắm bắt được những biến động có thể ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, Anh/Chị sẽ đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp.

Trên đây là nội dung mà Hitech Finance đề xuất cho các Anh/Chị NĐT trong việc quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa mà các nhà đầu tư nên tham khảo. Hy vọng Anh/Chị sẽ có được chiến lược đúng đắn và giao dịch thành công trên thị trường hàng hóa.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *