Tin tức ngày 10/11/2022
Tồn kho cuối niên vụ 22/23 cao hơn so với báo cáo tháng 10 sẽ là yếu tố tạo áp lực lên giá đậu tương trong trung hạn
Trong báo cáo tháng 11, USDA tăng dự báo sản lượng, ép dầu và tồn kho cuối vụ niên vụ 22/23. Sản lượng đậu tương được dự báo là 4,35 tỷ gia, tăng 33 triệu giạ so với báo cáo tháng 10 nhờ mức năng suất cao hơn. Năng suất cao hơn ở Iowa và Missouri chiếm phần lớn sự thay đổi này. Cũng với đó, ép dầu đậu tương tăng 10 triệu giạ do nhu cầu khô đậu tương nội địa tăng lên. Với xuất khẩu không thay đổi, tồn kho đậu tương cuối niên vụ 22/23 tăng 10% lên mức 220 triệu giạ.
Trong khi đó sản lượng đậu tương toàn cầu giảm 0,5 triệu tấn xuống còn 390,5 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng thấp hơn ở Argentina. Diện tích thu hoạch ở Argentina giảm phản ánh ước tính của các tổ chức trong nước. Tồn kho đầu tương thế giới cuối niên vụ 22/23 tăng 165 triệu tấn so với báo cáo trước, chủ yếu là do sự thay đổi nhập khẩu đậu tương niên vụ 21/22 của Trung Quốc.
Với việc cả tồn kho cuối niên vụ 22/23 của cả Mỹ và thế giới đều cao hơn so với báo cáo tháng trước, nhiều khả năng tác động “bearish” của nó lên giá đậu tương sẽ còn kéo dài trong phần còn lại của tuần này.
Đà hồi phục của giá ngô có thể sẽ không kéo dài sau phiên báo cáo
Trái với dự đoán của thị trường, ước tính sản lượng ngô niên vụ 22/23 của Mỹ lại được USDA điều chỉnh tăng lên trong báo cáo lần này, nhờ năng suất cải thiện trong những tuần phát triển cuối cùng của cây trồng. Tuy nhiên, bất chấp ảnh hưởng của vấn đề hậu cần trên sông Mississippi tới hoạt động vận tải và nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc, dự báo xuất khẩu niên vụ 22/23 của Mỹ vẫn được duy trì so với tháng trước. Ngoài ra, tiêu thu ngô trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa lại tăng lên đã khiến cho tồn kho ngô Mỹ vẫn thấp hơn dự đoán của thị trường. Đây cũng là yếu tố đã giúp giá lấy lại sắc xanh sau khi quay trở lại mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9.
Đối với các số liệu quốc tế và thế giới trong niên vụ 22/23, USDA cũng không điều chỉnh quá mạnh. Tồn kho ngô thế giới gần với mức kì vọng của thị trường nên tác động tới giá cũng không đáng kể.
Theo chúng tôi, mặc dù hồi phục trở lại nhưng số liệu xuất khẩu của Mỹ vẫn đang được đánh giá quá lạc quan và có thể sẽ hạn chế đã hồi phục của giá sau phiên báo cáo.
Số liệu về lúa mì cho thấy nguồn cung toàn cầu đang trong trong thái bị thắt chặt và điều này có thể hỗ trợ cho giá
Trong báo cáo WASDE tháng này, các số liệu chính và lúa mì Mỹ như năng suất, sản lượng và xuất khẩu đều không có sự thay đổi. Thay vào đó, có sự biến động nhẹ trong nguồn cung từ các nhà sản xuất lúa mì lớn trên thế giới như Argentina, Australia và EU. Do ảnh hưởng kéo dài của hạn hán. USDA đã cắt giảm sản lượng lúa mi niên vụ 22/23 của Argentina đi 2 triệu tấn so với báo cần tháng trước, xuống còn 15,5 triệu tấn. Điều này đã dẫn đến việc xuất khẩu lúa mì niên vụ 22/23 của nước này cũng bị giảm đi 2 triệu tấn, xuống còn 10 triệu tấn. Bên cạnh đó sản lượng lúa mì mềm của EU cũng bị giảm nhẹ xuống 134,3 triệu tấn, tuy nhiên mức giảm này là không quá lớn và xuất khẩu lúa mì niên vụ 22/23 của khối vẫn được giữ nguyên ở mức 35 triệu tấn. Sự sụt giảm sản lượng của Argentina phần nào được bù đắp bởi triển vọng mùa vụ của Australia. Bất chấp việc mưa và là lụt vẫn đang tiếp diễn tại nước này, USDA vẫn nâng sản lượng và xuất khẩu lúa mì hiện vụ 22/23 của Australia lần lượt thêm 1,5 triệu tấn và 1 triệu tấn, lên mức 34,5 triệu tấn và 26 triệu tấn. Dù vậy, nguồn cung lúa mì toàn cầu nhìn chúng vẫn khó eo hẹp, nhất là khi mà khả năng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trên Biển Đen của Ukraine vẫn còn là một ẩn số. Do đó chúng tôi đánh giá rằng, các số liệu về lúa mì trong báo cáo WASDE tháng này sẽ có tác động “bullish” lên giá trong phần còn lại của phiên.
(Nguồn: MXV)
Bài viết liên quan