Trong giao dịch HHPS, sau khi đặt lệnh và thị trường không đi theo dự kiến, nhà đầu tư có xu hướng không thoát lệnh và tiếp tục gồng lỗ với kỳ vọng thị trường sẽ quay đầu, do vậy nhà đầu tư sẽ sớm nhận được lời. Tuy nhiên đây là sai lầm cơ bản mà những nhà đầu tư mới vào thị trường dễ gặp phải. Để tránh tình trạng này, nhà đầu tư cần hình thành kỷ luật trong giao dịch. Mà một trong những công cụ phổ biến nhất hỗ trợ việc giao dịch có kỷ luật là hình thành kỷ luật Stop loss – cắt lỗ.
Trong bài viết này, HTF giúp các nhà đầu tư tìm hiểu về Stop loss và cách sử dụng cắt lỗ trong giao dịch hàng hóa phái sinh.
Cắt lỗ là gì?
Stop Loss là việc các nhà đầu tư đặt lệnh (STP/STL) để dừng lỗ tự động giúp các trader bảo toàn vốn trong trường hợp nhận định sai xu hướng thị trường. Lệnh này sẽ được kích hoạt khi mức giá của hàng hóa chạm đến mức giá mà người dùng cài đặt.
Để tìm hiểu cách đặt lệnh STP/STL, nhà đầu tư tham khảo bài viết sau: Lệnh dừng (Stop order) là gì? Các loại lệnh dừng và cách sử dụng
Phân loại stop loss
Trong đầu tư hàng hóa có 2 loại stop loss cơ bản là stop loss mua và stop loss bán.
Stop loss bán
Stop loss bán là khách hàng thực hiện đặt lệnh để lệnh tự động thực hiện bán hàng hóa khi giá đạt ở mức nhất định. Trong trường hợp giá hàng hóa đang có xu hướng giảm, đặt lệnh stop loss bán giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ việc chốt lời hoặc cắt lỗ ở mức giá nhất định được cài đặt trước.
Ví dụ: Nhà đầu tư A mua 2 lot Đậu tương ZSE tại giá 1537,6 USD và muốn chốt lời ở mức 1545,6 USD. Nhà đầu tư A thực hiện stop loss bằng cách đặt lệnh STP ở mức giá 1545,6 USD. Nếu hợp đồng trên giảm trở lại mức dưới 1545,6 USD lệnh bán sẽ được thực hiện với giá thị trường tại thời điểm đó.
Stop loss mua
Tương tự như stop loss bán, stop loss mua là thực hiện mua khi giá đạt tới mức nhất định do nhà đầu tư cài đặt trước. Nếu dự đoán mã hàng hóa nào đó đang có dấu hiệu tăng, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh stop loss mua để thu lợi nhuận chênh lệch từ xu hướng tăng giá này.
Ví dụ: Giá hiện tại của hợp đồng tương lai Đậu tương có mã hàng hóa là ZSE với giá mua vào là 1537,6 USD. Nhận thấy giá đậu tương có thể tăng cao hơn, nhà đầu tư đặt lệnh dừng mua đối với 1545, 6 USD. Nếu xu hướng tăng như dự đoán, nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ nó.
Tại sao nhà đầu tư nên đặt lệnh stop loss?
Nhà đầu tư nên đặt lệnh stop loss là để chốt lợi nhuận và cắt lỗ đúng lúc để quản tri rủi ro trong giao dịch hàng hóa. Nếu nhận thấy xu hướng thị trường, nhà đầu tư sử dụng lệnh này để kịp thời mua/bán cổ phiếu trước khi thị trường biến đổi theo hướng bất lợi hơn. Đầu tư hàng hóa là lĩnh vực đầu tư đem đến lợi nhuận cao, tuy nhiên tỷ lệ thua lỗ cũng tương đương nếu nhà đầu tư không có phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả.
Khi đặt lệnh stop loss, nhà đầu tư sẽ quản trị rủi ro dựa trên chiến lược phân tích kỹ thuật có sẵn hoặc được khuyến nghị, vì vậy giảm thiểu được rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Ưu và nhược điểm của lệnh stop loss
Dưới đây là ưu và nhược điểm của lệnh SL trong đầu tư hàng hóa phái sinh
Ưu điểm
- Giảm lỗ cho nhà đầu tư: Trong một xu hướng giảm giá hay tăng giá, lệnh cắt lỗ giúp nhà đầu tư bảo vệ được lợi nhuận của mình và giới hạn khoản lỗ trong khả năng có thể chấp nhận được. Nhiều nhà đầu tư cố chấp không đặt lệnh cắt lỗ, hy vọng xu hướng theo phân tích của họ là đúng, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư đã phải chịu kết quả là giá giảm sâu hơn và họ chịu lỗ lớn hơn.
- Là lệnh tự động: Lệnh tự động được thực hiện theo kế hoạch dừng lỗ của nhà đầu tư
- Giúp tuân thủ quy tắc quản trị rủi ro và lợi nhuận mong muốn: Khi tham gia thị trường, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng một mức lợi nhuận nhất định (5%, 10%, 50%…), đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận khoản thua lỗ tương tự. Việc thiết lập lệnh stop loss giúp nhà đầu tư duy trì được mức độ kỳ vọng này.
- Giúp nhà đầu tư tuân theo kế hoạch ban đầu đã đề ra: Cảm xúc này chi phối khiến nhà đầu tư không kịp thời đặt lệnh mua/bán theo kế hoạch. Việc đặt lệnh stop loss từ trước giúp loại bỏ sự chi phối này và mọi việc vẫn diễn ra theo kế hoạch ban đầu.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, đặt lệnh stop loss cũng có những nhược điểm của riêng nó. Những nhược điểm này thường xuất hiện khi nhà đầu tư dự đoán sai biến động thị trường và sử dụng sai thời điểm.
- Rủi ro trong biến động ngắn hạn: nếu nhà đầu tư phân tích không đúng theo xu hướng của thị trường, lệnh SL đôi khi sẽ làm giảm lợi nhuận hay tạo ra khoản lỗ không đáng có trong ngắn hạn
- Hạn chế lợi nhuận: khi đặt lệnh SL chưa đúng với đỉnh của xu hướng sẽ dẫn đến lợi nhuận thu về không được tối đa
- Khó khăn khi xác định giá giới hạn: Khi đặt lệnh stop loss, nhà đầu tư cần xác định mức giá bán/giá mua giới hạn. Việc xác định mức giá phù hợp gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Nên đặt stop loss trong khoảng bao nhiêu?
Tùy thuộc vào mức chịu lỗ, trader có thể đặt stop loss:
- theo một vài pip hoặc point
- theo chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động
- theo khung thời gian giao dịch
- theo mức cao hoặc mức thấp gần nhất
- theo ý của bản thân
Dù trader đặt stop loss bao nhiêu thì điều quan trọng nhất vẫn là sử dụng nó để hạn chế thua lỗ xuống mức tối đa.
Về cơ bản, việc đặt stop loss bao nhiêu phụ thuộc vào mức chịu lỗ và chiến lược đầu tư của trader. HTF là đơn vị trung gian, tư vấn và quản trị rủi ro, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn mức SL phù hợp với khẩu vị đầu tư của Quý vị. Hãy để lại bình luận hoặc lời nhắn để chúng tôi tư vấn cho bạn nhé.
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất về stop loss mà HTF muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ có chiến lược giao dịch phù hợp, an toàn, hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận.
Bài viết liên quan