NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô hợp đồng tháng 12 kết tuần 25/09-01/10 với mức giảm nhẹ 0,1%, dù nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ kết quả bán hàng khả quan của Mỹ, và viêcj tồn kho cuối niên vụ 22/23 thấp hơn dự kiến
- Báo cáo Bán hàng hàng ngày (Daily Export Sales) 25/09, Mỹ bán được đơn hàng hơn 1,66 triệu tấn ngô cho Mexico, với ~ 1,05 triệu tấn được giao trong niên vụ 23/24.
- Báo cáo Bán hàng xuất khẩu (Export Sales), Mỹ đã bán được 841.783 tấn ngô niên vụ 23/24 trong tuần 15/09-21/09, tăng 48,5% so với tuần trước đó. Kết quả bán hàng tích cực của Mỹ đã tác động “bullish” lên giá ngô.
- Báo cáo Grain Stocks: Tồn kho ngô chốt niên vụ 22/23 của Mỹ là 1,361 tỷ giạ, thấp hơn nhiều so với mức 1,429 tỷ giạ dự đoán, và mức 1,452 tỷ giạ của USDA trong báo cáo cung cầu tháng 9. Điều này có thể khiến nguồn cung ngô cho niên vụ 23/24 ở Mỹ thu hẹp lại và tác động “bullish” lên giá.
- Tuần này, giá ngô có thể test lại vùng 490.
Lúa mì
- Với 3/5 phiên đóng cửa trong sắc đỏ, giá lúa mì hợp đồng tháng 09 kết tuần với mức giảm lên tới 6,56% – mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 07, do triển vọng nguồn cung khả quan ở Mỹ
- Báo cáo Grain Stocks, tồn kho lúa mì của Mỹ tính tới ngày 01/09/2023 đạt 1,78 tỷ giạ, cao hơn chút so với mức 1,772 tỷ giạ dự đoán
- Báo cáo Small Grains Summary 2023, tổng sản lượng lúa mì niên vụ 23/24 của Mỹ ước đạt 1,812 tỷ giạ, cao hơn đáng kể so với mức 1,729 tỷ giạ dự đoán, và mức 1,734 tỷ giạ ước tính của USDA trong báo cáo cung cầu tháng 09.
- Tuần này, giá lúa mì nhiều khả năng sẽ hồi phục trở lại vùng 570.
Đậu tương
- Đà giảm của giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 tiếp tục được nối dài và chạm mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. Sau 4/5 phiên giằng co quanh mốc 1300, đậu tương chịu áp lực bán mạnh trong phiên cuối tuần trước số liệu bất ngờ trong báo cáo Grain Stocks
- USDA nâng ước tính năng suất trung bình của đậu tương Mỹ niên vụ 22/23 lên mức 49,6 giạ/mẫu so với báo cáo đầu tháng 9. Tồn kho đậu tương Mỹ tính đến hết ngày 01/09 đạt mức 268 triệu giạ, cao hơn mức ước tính 250 triệu giạ trước đó và kỳ vọng.
- Ban Thư ký Ngoại thương Brazil (Secex) cho biết xuất khẩu đậu tương tính đến ngày 26/9 đã vượt qua lượng xuất khẩu của mặt hàng này trong cả tháng 9 năm ngoái. Nhờ vụ thu hoạch kỷ lục, Brazil liên tục gia tăng bán hàng, ~ 321,3 nghìn tấn/ ngày trong tháng 9. Xuất khẩu tại Brazil diễn ra tích cực, góp phần đè nặng lên giá đậu tương CBOT. Tuần này, thông tin về tình hình gieo trồng mùa vụ mới tại Nam Mỹ sẽ tiếp tục được cập nhật và tác động mạnh đến giá
- Khô đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 12 kết tuần với mức giảm hơn 1%, tuần thứ 3 liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ.
- Dầu đậu tương lao dốc 6,36%. Triển vọng nhu cầu tại Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới, gián tiếp tác động “bearish” đến giá. Tồn kho dầu ăn tại Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên mức 3,37 triệu tấn vào ngày 1/11, so với mức 2,46 triệu tấn một năm trước. Nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ trong niên vụ mới có thể sẽ giảm xuống 15,8 triệu tấn, so với mức 16,6 triệu tấn trong năm nay. Triển vọng nguồn cung tại Ukraine cũng gây sức ép lên giá dầu đậu khi tiến độ thu hoạch hạt có dầu tăng hơn 47% so với tuần trước đó.
NĂNG LƯỢNG
- Giá dầu tăng mạnh trong những phiên đầu tuần trước nguy cơ tồn kho Mỹ cạn kiệt, nhưng quay đầu giảm mạnh trong 2 phiên cuối tuần, do áp lực đóng vị thế
- Dầu WTI tăng 0,84% lên mức 90,27 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,26% lên mức 92,20 USD/thùng. Dầu đã ghi nhận tháng tăng giá thứ 4 liên tiếp và quý tăng giá đầu tiên sau 2 quý đầu năm nay.
- Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tại trung tâm lưu trữ Cushing, Oklahoma đang ở mức thấp nhất trong 14 tháng do nhu cầu lọc và xuất khẩu mạnh, dấy lên lo ngại về chất lượng của lượng dầu còn lại và khả năng giảm xuống dưới mức hoạt động tối thiểu.
- Kể từ khi đạt mức cao nhất trong 2 năm vào tháng 6, mức sản xuất của Cushing giảm xuống chỉ dưới 22 triệu thùng tính đến ngày 22/9, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2022. Kho chứa dưới 20 triệu thùng, được coi là gần mức hoạt động tối thiểu, khi đó chất lượng dầu sẽ khó đảm bảo và có thể không sử dụng được.
- Số giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ giảm 7 giàn xuống 623 giàn tính đến ngày 29/9, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Tổng cắt giảm 51 giàn khoan trong quý III sau khi cắt giảm 81 giàn trong quý II. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng bổ sung sản lượng của Mỹ khó bù đắp cho sự thiếu hụt của thị trường. Từ đó, lực mua được thúc đẩy, kéo giá dầu WTI chạm mốc 95 USD/thùng trước khi suy yếu trở lại
- Giá dầu đã gặp một số áp lực chốt lời và áp lực vĩ mô từ nguy cơ đóng cửa tạm thời của Chính phủ Mỹ, khi không thể thống nhất được thoả thuận ngân sách. Dự luật tạm thời đã được thông qua vào cuối ngày 1/10, để tài trợ cho Chính phủ cho đến ngày 17/11.
- Sản lượng gia tăng tại Mỹ tạo ra sức ép bán. Theo Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ tăng 0,7% lên 12,99 triệu thùng/ngày trong tháng 7, cao nhất kể từ mức kỷ lục 13 triệu thùng/ngày hồi tháng 11/2019.
- Số lượng giàn khoan liên tục giảm, về trung hạn, mức độ tăng trưởng sản lượng sẽ bị hạn chế, gây ra rủi ro giá dầu duy trì ở mức cao nếu OPEC+ tiếp tục thắt chặt nguồn cung.
- Theo khảo sát của Reuters, giá dầu Brent được dự báo sẽ đạt trung bình 89,85 USD/thùng trong quý IV và 86,45 USD/thùng vào năm 2024.
- Tuần này, thị trường sẽ hướng sự chú ý vào tâm điểm cuộc họp của nhóm OPEC+ diễn ra vào ngày 4/10.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Vàng đánh mất mốc 1.900 USD/ounce khi giảm 3,98% xuống 1.848,31 USD/ounce. Bạc giảm 5,85% xuống mức 22,45 USD/ounce, tuần ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ 6/2023. Bạch kim cũng giảm về 906,8 USD/ounce sau khi giảm 2,92%.
- Đồng USD tiếp tục tăng mạnh trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ duy trì ở mức cao, gây sức ép lên nhóm kim loại quý. Nguyên nhân là lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ lãi suất cao hơn lâu hơn để kiềm chế lạm phát. Lạm phát ở Mỹ đã hạ nhiệt, nhưng chưa đủ để FED có thể thay đổi lập trường chính sách tiền tệ cứng rắn.
- Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi, loại trừ biến động giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, tăng 3,9% trong tháng 8 (YoY), giảm tốc từ mức tăng 4,3% ghi nhận trong tháng 7. PCE toàn phần tăng 3,5% trong tháng 8 (YoY), từ mức tăng 3,4% trong tháng 7, do giá xăng dầu tăng cao.
- Các quan chức FED liên tục đưa ra những bình luận “diều hâu” càng làm gia tăng lo ngại FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất cao lâu hơn để kiềm chế lạm phát.
- Chỉ số Dollar Index tăng lên 106,22 điểm, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng tới 15 điểm cơ bản lên mức 4,58%, mức cao nhất kể từ năm 2007.
- Lợi suất trái phiếu tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý không sinh lợi, đồng USD mạnh lên làm làm gia tăng áp lực bán đối với bạc, bạch kim bởi chi phí đầu tư trở nên đắt đỏ.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX phục hồi 1,12% lên 3,73 USD/pound, quặng sắt giảm tuần thứ 2 liên tiếp khi giảm 1,30%, đóng cửa tuần tại mức 119,61 USD/tấn.
- Đồng nhận được hỗ trợ trước kỳ vọng lạc quan hơn về kinh tế Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới.
- Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8 bất ngờ tăng 17,2% (YoY), đánh dấu lần tăng đầu tiên sau hơn 1 năm. Theo công ty SpaceKnow, nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ hơn trong tháng 9 và niềm tin người tiêu dùng đã được cải thiện. Với vai trò là thước đo sức khỏe của nền kinh tế, giá đồng cũng được hỗ trợ.
- Sức mua quặng sắt suy yếu trong tuần trước khi mà Trung Quốc bước vào kì nghỉ lễ kéo dài 7 ngày bắt đầu từ 29/9. Kỳ nghỉ dài ngày khiến tiêu thụ sắt thép sụt giảm, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc vẫn đang đè nặng lên nhu cầu sắt thép. Theo Mysteel 25/9, chỉ có 42% công ty xây dựng có ý định tích trữ hàng tồn kho trước nghỉ lễ, trong khi 58% số công ty xây dựng không có ý định này, cho thấy nhu cầu trầm lắng.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan