fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 03/04/2023

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 03/04/2023

GIÁ ĐẬU TƯƠNG TĂNG DO LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG TẠI MỸ; TRUNG QUỐC GIA TĂNG NHẬP KHẨU VÀ TỒN KHO NGÔ SẴN CÓ TẠI MỸ THẮT CHẶT

Đậu tương Khép lại tuần giao dịch vừa qua, giá đậu tương đã bật tăng mạnh hơn 5,5%. Với 4 trên 5 phiên đóng cửa trong sắc xan.

Những số liệu trong báo cáo Triển vọng Gieo trồng 2023 và báo cáo Tồn kho quý là những thông tin đáng chú ý trong tuần trước. Trong báo cáo Triển vọng Gieo trồng 2023, diện tích gieo trồng đậu tương năm 2023 của Mỹ được USDA dự báo sẽ đạt mức 87,5 triệu mẫu, ngang với số liệu trong Ag Forum nhưng thấp hơn mức 88,24 triệu mẫu dự đoán trung bình giới phân tích. Con số này cũng ở khá sát mức chặn dưới của thị trường, cho thấy sản lượng đậu tương trong năm nay tại Mỹ có thể sẽ thấp hơn dự kiến. Ngoài ra, trong báo cáo Tồn kho quý, USDA cho biết tồn kho đậu tương đầu tháng 03 của Mỹ ở mức 1.685 triệu gia, thấp hơn mức 1.742 triệu gia dự đoán trung bình của thị trường và mức 1.932 triệu gia trong cùng kỳ năm 2022. Điều này đã gây ra lo ngại về nguồn cung tại Mỹ và tác động “bullish” mạnh đến giá.

Theo tiến sĩ Cordonnier, trong giai đoạn cuối tháng 03, nông dân Mỹ đang mong chờ các dấu hiệu cho thấy thời tiết sẽ bắt đầu cải thiện để gieo trồng vụ xuân. Khu vực Midwest được dự báo sẽ nhận được lượng mưa trong những ngày đầu tiên của tháng 04. Lượng mưa dự báo sẽ không quá lớn để gây ra lũ lụt, tuy nhiên, nó sẽ hạn chế hoạt động trên đồng ruộng của nông dân. Điều này báo hiệu vụ mùa năm nay của Mỹ có thể sẽ có một khởi đầu chậm. Đây cũng là thông tin đã hỗ trợ giá trong tuần trước.

Kết thúc tuần giao dịch cuối cùng trong tháng 3, giá ngô ghi nhận tuần hồi phục thứ 3 liên tiếp. Nhu cầu từ Trung Quốc vẫn đang không ngừng đẩy mạnh, trong khi bối cảnh nguồn cung không chắc chắn từ Mỹ chính là những yếu tố đã thúc đẩy giá. Các đơn hàng Daily Export Sales với khối lượng ngô khoảng 100,000 – 200,000 tấn bản sang Trung Quốc liên tục được báo cáo vào tuần trước. Nguồn cung có sẵn hạn chế từ Brazil trong giai đoạn này và triển vọng nhu cầu sản xuất gia tăng nhờ việc mở cửa trở lại sau gần 3 năm áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đại dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu châu Á lựa chọn mua hàng từ Mỹ.

Trong khi đó, theo báo cáo Tồn kho ngũ cốc hàng quý – Grains Stocks mà USDA vừa phát hành, tồn kho ngô tính đến ngày 01/03/2023 đạt 7,40 tỷ giạ, thấp hơn so với mức dự đoán của thị trường là 7,47 tỷ gia và mức 7,76 tỷ gia trong cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh tình hình nguồn cung ngô sẵn có của Mỹ cũng đang trở nên dần thắt chặt hơn. Trong tuần này, giá sẽ bị tác động bởi triển vọng thời tiết vụ 2 của Brazil và giai đoạn đầu tiên của hoạt động gieo trồng vụ mới tại Mỹ.

Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 03/04/2023.

DẦU TĂNG VỌT 8% SAU KHI OPEC+ QUYẾT ĐỊNH CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG BẤT NGỜ

Dầu tăng vào đầu tuần sau khi OPEC + bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thô có nguy cơ thắt chặt thị trường, gây ra một đợt lạm phát mới cho nền kinh tế thế giới và khiến Nhà Trắng khó chịu.

Dầu WTI tăng vọt tới 8%, mức tăng trong ngày lớn nhất trong hơn một năm và được giao dịch ở mức 80,45 USD/thùng lúc 7:33 sáng. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga hôm Chủ nhật đã cam kết thực hiện cắt giảm sản lượng bắt đầu từ tháng tới, vượt quá 1 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là Ả Rập Saudi với mức cắt giảm 500.000 thùng/ngày trong khi thị trường đã kỳ vọng OPEC+ sẽ giữ sản lượng ổn định.

Bên cạnh việc cắt giảm từ Saudi Arabia và các nước Trung Đông khác, Nga cũng cam kết giữ sản xuất ở mức giảm. Nhà Trắng cho biết quyết định của OPEC+ là thiếu sáng suốt, đồng thời bổ sung rằng Mỹ sẽ làm việc với các nhà sản xuất và người tiêu dùng, tập trung vào giá xăng dầu đối với người Mỹ.

Dầu thô đang bước vào tháng 4 sau khi chạm mức giảm tồi tệ nhất trong quý đầu tiên kể từ năm 2020, khi đại dịch làm giảm nhu cầu. Các hợp đồng tương lai đã lao dốc khi các nhà giao dịch cân nhắc rủi ro ngắn hạn từ cuộc khủng hoảng ngân hàng đến các cuộc đình công ở Pháp, mặc dù có nhiều người lạc quan rằng sự phục hồi của Trung Quốc có thể củng cố giá cao hơn trong thời gian còn lại của năm.

Giá dầu thô đắt hơn có nguy cơ thúc đẩy lạm phát vẫn còn cao, làm phức tạp thêm nhiệm vụ mà các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang, phải đối mặt để chế ngự áp lực giá cả. Trước động thái bất ngờ của OPEC+, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng rằng Fed có thể kiềm chế việc tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 5.

Tin tức về việc cắt giảm làm lu mờ sự hỗ trợ cho thị trường từ một thỏa thuận giữa khu vực người Kurd bán tự trị của Iraq và chính phủ liên bang để tiếp tục xuất khẩu dầu qua Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này. Việc gián đoạn nguồn cung đã giúp WTI tăng hơn 9% vào tuần trước.

Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 03/04/2023.

DÒNG TIỀN DỊCH CHUYỂN GIỮA CÁC MẶT HÀNG KIM LOẠI QUÝ, LO NGẠI NGUỒN CUNG Ở CHILE HỖ TRỢ CHO GIÁ ĐỒNG

  • Giá bạc tăng 3,50% lên 24,16 USD/ounce,
  • Giá bạch kim tăng 1,29% và lấy lại mức 1000 USD/ounce.
  • Giá vàng giảm nhẹ 0,47% và 1967 USD/ounce.

Giá bạc và giá bạch kim có tuần thứ ba liên tiếp tăng giá, trong khi giá vàng đã giảm tuần thứ hai liên tiếp. Nguyên nhân cho diễn biến giá này xuất phát từ việc cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng đã qua đi, cùng với tâm lý sợ hãi trên thị trường tài chính đã giảm bớt, khiến dòng tiền phân bố vào thị trường vàng giảm bớt. Thay vào đó, các nhà đầu tư phân bố vốn vào thị trường bạc và bạch kim khi mà dư địa tăng giá của hai kim loại này vẫn còn nhiều.

Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu, với chỉ số Dollar Index giảm về 102,51 điểm cũng khiến cho chi phí đầu tư và kinh doanh kim loại quý giảm bớt.

Trong tuần vừa qua, tin tức được các nhà đầu tư kim loại quý quan tâm nhất là thước đo lạm phát, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE tháng 2 của Mỹ. Với các chỉ số PCE và PCE lõi (loại trừ năng lượng và thực phẩm) đều giảm so với tháng 1 và cùng kỳ năm trước, các nhà đầu tư có cơ sở để tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ngừng chu kỳ tăng lãi suất.

Bên cạnh đó, GDP quý IV của Mỹ được công bố hôm qua chỉ tăng 2,6%, thấp hơn so với cả tăng trưởng của quý III cũng như ước tính của các nhà phân tích trước đó, phản ánh những áp lực nhất định mà nền kinh tế phải gánh chịu trước áp lực từ chính sách tiền tệ thắt chặt.

  • Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng tăng nhẹ 0,48% lên 4,09 USD/pound.

Giá đồng đi ngang trong cả tuần vừa qua, khi mà thị trường thiếu vắng một chất xúc tác đủ mạnh. Tồn kho đồng trên Sở COMEX đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, giải tỏa sức ép nguồn cung cạn kiệt, khiến cho sức mua trên thị trường cũng giảm bớt. Dù vậy, giá đồng vẫn được hỗ trợ và duy trì được trên mức 4 USD/pound, khi mà các mỏ tại Chile, quốc gia sản xuất đồng lớn nhất đang gặp khó khăn do thiếu hụt nước vì hạn hán kéo dài.

Công ty khai thác đồng lớn nhất thế giới Codelco dự kiến sản lượng năm 2023 giảm 7% sau khi đã giảm 10,6% trong năm 2022. Sản lượng đồng trong tháng 2 của Chile cũng giảm 12% so với tháng 1, và cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2017.

Một tin tức hỗ trợ lớn đối với giá các mặt hàng kim loại cơ bản, và đặc biệt là giả sát là số liệu Quản lý Thu mua (PMI) tháng 2 của Trung Quốc tăng trưởng tích cực. Cả chỉ số PMI sản xuất và PMI phi sản xuất (đo lường lĩnh vực xây dựng và dịch vụ) đều tăng so với dự báo lên lần lượt là 51,9 điểm và 58,2 điểm.

Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 03/04/2023.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *