NÔNG SẢN
- Trong tuần vừa qua, đặc biệt trong phiên ngày 2/5, giá đậu tương và ngô kỳ hạn CBOT đồng loạt tăng mạnh và hướng tới tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp, do lũ lụt gây gián đoạn hoạt động thu hoạch tại Brazil – nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, và dịch rầy xanh đục thân tác động tiêu cực đến mùa màng ngô của Argentina.
- Giá lúa mỳ kỳ hạn tăng, nhưng lại hướng tới mức giảm theo tuần, do thị trường giảm bớt lo ngại về thời tiết khô hạn ở Nga và Mỹ sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung.
- Giá đậu tương trong hợp đồng có kỳ hạn giao gần nhất trên sàn CBOT tăng 0,5% lên 12,045 USD/giạ. Giá đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 26/3 và hướng tới mức tăng 2,3% theo tuần.
- Giá ngô tăng 0,7% lên 4,6275 USD/giạ. Ngô ghi nhận mức cao nhất kể từ 8/1, tăng 2,8% trong tuần qua.
- Giá lúa mỳ tăng 1,2% lên 6,1125 USD/ giạ. Kết tuần, lúa mỳ giảm 1,8% so với mức đóng cửa của phiên cuối tuần trước.
- Vụ mùa tại Rio Grande do Sul, bang sản xuất đậu tương lớn thứ 2 và ngô lớn thứ 6 của Brazil, bị lũ lụt tàn phá khi đang trong giai đoạn thu hoạch cuối cùng.
- Thời tiết nóng và khô ở miền trung Brazil đang gây thiệt hại cho vụ mùa ngô đang gần đến thời kỳ thu hoạch và ở giai đoạn phát triển quan trọng.
- Do tình trạng lây lan của rầy xanh và thời tiết bất lợi, sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires đã giảm 3 triệu tấn trong ước tính sản lượng ngô vụ 2023/24 của Argentina – nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới, xuống còn 46,5 triệu tấn.
- Dự báo mưa ở Mỹ và Canada đang cải thiện triển vọng sản lượng ở các nước này này, bù đắp cho tình hình ở Nam Mỹ.
(Quy đổi: 1 giạ lúa mỳ/đậu tương = 27,2kg; 1 giạ ngô = 25,4kg)
NĂNG LƯỢNG
- Dầu WTI ở mốc 77,99 USD/thùng, giảm 1,06% (~ giảm 0,84 USD/thùng). Dầu Brent ở mốc 82,78 USD/thùng, giảm 0,85% (~ giảm 0,71 USD/thùng).
- Mở đầu tuần giao dịch vừa qua, giá dầu ghi nhận mức giảm hơn 1 USD/thùng do các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas diễn ra ở Cairo làm giảm bớt lo ngại về bất ổn địa chính trị. Dữ liệu lạm phát của Mỹ đã khiến khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất vào tháng 6 bị đẩy lùi.
- Tới phiên tiếp theo, giá dầu vẫn tiếp tục giảm sâu tới ~ 1% do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng và thị trường vô cùng kỳ vọng về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
- Đà giảm tiếp tục lan sang phiên giao dịch thứ 3. Tính tới thời điểm này, giá dầu giảm sâu ~ 3% – ghi nhận mức thấp nhất trong 7 tuần qua do tồn kho dầu Mỹ tăng vượt 7,3 triệu thùng.
- Tới phiên thứ 4, giá dầu ghi nhận sự tăng – giảm trái chiều giữa dầu Brent và dầu WTI.
- Giá dầu kết tuần trong sắc đỏ khi giới đầu tư xem xét các dữ liệu việc làm của Mỹ và thời điểm FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới.
- Tóm lại, đà tăng của giá dầu thế giới đã bị cắt đứt, đánh dấu 1 tuần lao dốc mạnh. Tính chung cả tuần, dầu WTI giảm 6,8%, dầu Brent giảm hơn 7%.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Tính từ đầu tuần qua, giá vàng thế giới dần sụt giảm, chạm mức thấp hàng tuần dưới 2.283 US/ounce tại phiên thứ 4.
- Giá vàng đã tăng trở lại ngưỡng trên 2.325 USD/ounce trước thông báo lãi suất của FED và cuộc họp báo của Chủ tịch FED – ông Powell.
- Đà tăng này nhanh chóng tiêu tan và giảm về vùng hỗ trợ khoảng 2.300 USD/ounce, tiếp tục suy yếu trong những phiên còn lại.
- Dù ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp, các chuyên gia đánh giá vàng vẫn đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
- Trong cuộc khảo sát mới nhất của Kitco News với sự tham gia của 15 nhà phân tích Phố Wall, 4 chuyên gia (~ 27%) dự đoán giá vàng sẽ tăng cao hơn vào tuần tới; 5 nhà phân tích (~ 33%) dự đoán giá vàng sẽ giảm; 6 chuyên gia (~ 40%) cho rằng vàng tiếp tục giao dịch đi ngang.
- Ở cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco với 217 phiếu, 102 nhà giao dịch bán lẻ (~ 47%) kỳ vọng vàng sẽ tăng vào tuần tới. 61 người khác (~ 28%) dự đoán giá sẽ giảm; 54 người (~ 25%) kỳ vọng kim loại quý sẽ có xu hướng đi ngang trong tuần tới.
- Theo nhà phân tích cấp cao của Kitco – Jim Wyckoff, yếu tố kỹ thuật vẫn có thể hỗ trợ giá vàng tăng cao vào tuần tới.
- Tâm điểm tuần này là cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ vào thứ 4, quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh và cuộc đấu giá trái phiếu 30 năm của Kho bạc vào thứ 5, báo cáo tâm lý người tiêu dùng sơ bộ của Đại học Michigan vào thứ 6.
Kim loại cơ bản
- Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đề xuất tăng gấp 3 lần mức thuế áp đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc – vốn đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn như nhu cầu nội địa giảm và nguy cơ các nước khác phản ứng tương tự trước làn sóng xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc.
- Mức tiêu thụ thép tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong 2024 do cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và tăng trưởng nhu cầu về cơ sở hạ tầng đang chậm lại sau khi 12 tỉnh, thành phố tại Trung Quốc phải tạm dừng một số dự án nhất định do vấn đề nợ nần.
- Theo Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Ngành Luyện kim Trung Quốc (MPI), nhu cầu thép dự kiến giảm 1,7% trong 2024, sau mức giảm 3,3% của 2023. Xuất khẩu thép của Trung Quốc có xu hướng tăng nhưng thị trường Mỹ không phải trọng điểm. Dù xuất khẩu thép của Trung Quốc năm 2023 tăng hơn 30%, lên mức cao nhất kể từ 2016, đạt 90,26 triệu tấn (~ 9% tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc), nhưng chỉ 598.000 tấn thép được xuất khẩu sang Mỹ. Con số này giảm 8,2% so với mức tương ứng của 2022 và chỉ chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch xuất khẩu thép trị giá 85 tỷ USD của Trung Quốc trong 2023.
- Các nhà phân tích cho răng sẽ không có tác động lớn nào từ động thái mới nhất của Mỹ, vì các điểm đến chính cho xuất khẩu thép của Trung Quốc là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Trung Đông.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan