NÔNG SẢN
- Thị trường nông sản kết phiên ngày 08/05 trong sắc đỏ.
- Theo Karl Setzer, đối tác tại Consus Ag Consulting, thị trường nông sản thiếu động lực cho việc tăng giá. Sự hỗ trợ trong phiên chủ yếu đến từ việc bán khống.
- Thị trường đặt sự chú ý vào Báo cáo Cung – cầu nông sản thế giới (WASDE) – USDA cuối tuần này.
Ngô
- Ngô tháng 7 CBOT (ZCEN24) đóng cửa giảm 8½ cent ở mức 4,58-1/2 USD/giạ do nông dân tiếp tục bán hết vụ mùa cũ và Brazil phải đối mặt với lũ lụt tiếp tục ở các vùng sản xuất ngũ cốc.
- Tin tức mang tính hỗ trợ nhất hiện nay cho ngô Mỹ là tốc độ gieo trồng.
- Các nhà phân tích dự đoán báo cáo Export Sales – USDA: doanh số xuất khẩu ngô Mỹ trong tuần kết thúc vào 2/5 ở mức 600.000 – 1,1 triệu tấn.
- Dự đoán báo cáo WASDE – USDA: sản lượng ngô niên vụ 2024/25 của Mỹ ở mức 14,867 tỷ giạ, giảm so với mức 15,342 tỷ năm ngoái.
- Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng ethanol hàng tuần của Mỹ giảm xuống 965.000 thùng/ngày, tồn kho giảm xuống 24,2 triệu thùng/ngày.
- Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã phê duyệt 1 giống ngô biến đổi gen có đặc tính kháng thuốc diệt cỏ và côn trùng & 1 giống ngô chỉnh sửa gen có năng suất cao hơn. Trung Quốc đặt mục tiêu nâng cao sản xuất trong nước & cắt giảm nhập khẩu ngũ cốc hơn 100 triệu tấn/ năm.
Đậu tương
- Đậu tương tháng 7 CBOT (ZSEN24) giảm 18¾ cent xuống mức 12,27-3/4 USD/giạ trước thời điểm phát hành báo cáo WASDE hàng tháng của USDA, bất chấp lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul của Brazil tiếp tục làm gián đoạn vụ thu hoạch.
- Dầu đậu tương tháng 7 của CBOT (ZLEN24) kết thúc giảm 0,71 cent ở mức 43,79 cent/pound.
- Khô đậu tương tháng 7 của CBOT (ZMEN24) chốt phiên giảm 4,70 USD ở mức 378,50 USD/tấn ngắn.
- Các nhà phân tích dự đoán báo cáo Export Sales – USDA: doanh số xuất khẩu đậu tương của Mỹ trong tuần kết thúc vào 2/5 ở mức 250.000 – 600.000 tấn cho năm tiếp thị 2023/24. .
- Thị trường kỳ vọng báo cáo WASDE cho thấy nguồn cung toàn cầu mạnh mẽ.
- Dự báo thời tiết khô hơn ở Trung Tây Hoa Kỳ dự kiến sẽ cho phép đẩy nhanh hơn tiến độ gieo trồng.
- Lũ lụt nặng nề ở miền nam Brazil, nhà cung cấp đậu nành lớn nhất thế giới, đã ảnh hưởng đến các cơ sở lưu trữ thực phẩm ở các khu vực thấp hơn và các cảng. ANEC (Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu) cho biết các nhà xuất khẩu có thể phải chuyển hướng xuất khẩu ngũ cốc từ cảng Rio Grande.
Lúa mì
- Lúa mì CBOT thángg 7 (ZWAN24) giảm 8¾ cent, đóng cửa ở mức 6,34 USD.
- Theo Karl Setzer, lúa mì chịu áp lực từ ước tính vụ mùa ở Oklahoma, sản lượng lớn hơn 20 triệu giạ so với năm trước đó. Yếu tố kỹ thuật cho thấy giá hợp đồng này đang tiến gần đến mức quá và điều này hạn chế lực mua mới. Đồng đô la Mỹ tăng giá khiến cho hàng hóa của Mỹ trở nên cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
- Vụ lúa mì mùa đông ở Kansas – Hoa Kỳ được đánh giá là vụ lúa mì mùa đông tệ nhất trên toàn quốc tuần thứ 4 liên tiếp theo báo cáo Crop Progress – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trong tuần kết thúc vào 05/05. Thiếu mưa kể từ tháng 2 cũng như dịch bệnh đã ảnh hưởng đến lúa mì vụ đông của bang.
- Trung Quốc – nước sản xuất và tiêu thụ lúa mì lớn nhất thế giới, đã phê duyệt độ an toàn của lúa mì biến đổi gen khi Bắc Kinh thận trọng tiến tới việc phát triển thương mại các loại cây lương thực biến đổi gen. Đây được coi là cột mốc quan trọng.
- Kì vọng báo cáo Export Sales – USDA: lượng hàng bị hủy ròng từ 100.000 tấn đến doanh số 100.000 tấn đối với lúa mì vụ cũ khi bước vào tháng cuối cùng của năm tiếp thị. Doanh số vụ mới ước tính khoảng 200.000 – 600.000 tấn.
- Ai Cập đã mua 420.000 tấn lúa mì trong đợt đấu thầu mới nhất (360.000 tấn có nguồn gốc từ Nga và 60.000 tấn từ Romania).
NĂNG LƯỢNG
- Dầu WTI ở mốc 79,17 USD/thùng, tăng 0,22% (~ tăng 0,17 USD/thùng).
- Dầu Brent ở mốc 83,58 USD/thùng, tăng 0,51% (~ tăng 0,42 USD/thùng).
- Giá dầu tăng cao vào phiên tối qua sau dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ giảm vào tuần trước do các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng trước mùa lái xe (mùa hè). Đồng đô la mạnh hơn đã hạn chế mức tăng.
- Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA): tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 1,36 triệu thùng xuống 459,5 triệu thùng trong tuần trước, so với mức dự báo giảm 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích và mức tăng 4,91 triệu thùng trước đó của Hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ (API)
- Theo Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ tại Kpler, hoạt động lọc dầu và xuất khẩu mạnh hơn đã khiến tồn kho dầu thô giảm nhẹ từ lượng tồn kho lớn trong tuần trước.
- Tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu tăng 1 điểm phần trăm lên 88,5% tổng công suất, vẫn thấp hơn tỷ lệ 91% năm trước đó.
- Đồng Đô la mạnh lên khi nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ đã gây áp lực lên giá dầu thô.
- Hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Gaza đã gây áp lực giảm giá dầu trong các phiên giao dịch gần đây. Một số nhà phân tích cho rằng phí bảo hiểm rủi ro đối với dầu cũng đã giảm.
- Mỹ tin rằng các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza sẽ có thể thu hẹp khoảng cách giữa Israel và Hamas. Một quan chức Israel cho biết Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ William Burns đã tới Israel hôm thứ Tư và gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Giá vàng vẫn tiếp tục giảm, nhận được ít sự hỗ trợ từ nhu cầu trú ẩn an toàn khi thị trường nghi ngờ kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của FED.
- Nhu cầu trú ẩn an toàn đến từ xung đột Israel – Hamas trở nên tồi tệ hơn và các cuộc đàm phán ngừng bắn không có nhiều tiến triển.
- Sự hỗ trợ trên bị lu mờ trước áp lực từ lãi suất cao của Mỹ cũng như sự phục hồi của đồng Đô la.
- Đồng bạc xanh phục hồi sau khi Chủ tịch FED Minneapolis Neel Kashkari cho biết ngân hàng trung ương có nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất vào năm 2024.
- Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đã tăng lên sau khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp yếu vào tuần trước. Nhưng Kashkari và các đồng nghiệp của ông cho rằng lạm phát khó khăn vẫn là điểm gây tranh cãi chính đối với FED.
- Triển vọng lãi suất cao trong thời gian dài hơn của Mỹ là tín hiệu không tốt cho kim loại quý.
- Giá bạch kim tương lai ổn định ở mức 988,35 USD/ounce.
- Giá bạc tương lai tăng 0,3% lên 27,635 USD/ounce.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan