fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 10/10/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Ngô đóng cửa phiên ngày 09/10 suy yếu nhẹ 0,76%, chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp trước triển vọng nguồn cung gia tăng
  • Công ty môi giới hàng hóa StoneX nnâng dự báo sản lượng ngô năm 2023 Mỹ lên 15,28 tỷ giạ, từ 15,1 tỷ giạ. Năng suất ngô trung bình Mỹ dự kiến tăng nhẹ lên 175,5 giạ/mẫu, từ 175 giạ/mẫu
  • Hãng tư vấn IKAR cho biết nhờ sản lượng ngô tăng đáng kể, sản lượng ngũ cốc năm nay của Nga được nâng ước tính lên 142,2 triệu tấn so với 140 triệu tấn trước đó.
  • Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp Nga dự báo sản lượng ngô có thể đạt 16 triệu tấn, cao hơn mức kỷ lục 15,8 triệu tấn năm 2022.

Lúa mì

  • Lúa mì kết phiên hồi phục nhẹ 0,79%
  • Sở Giao dịch Ngũ cốc Rosario cho biết, sản lượng lúa mì tại các khu vực sản xuất nông nghiệp chính của Argentina có thể đối mặt với tổn thất lớn do hạn hán, ~ 100 nghìn héc – ta lùa mì ở khu vực trung tâm có chất lượng cây trồng kém, một số khu vực đã bị bỏ lại để chăn thả gia súc. Điều này làm dấy lo ngại về sản lượng lúa mì của một trong những nhà xuất khẩu lớn toàn cầu, từ đó hỗ trợ giá mạnh khi mở cửa.
  • Cạnh tranh gay gắt từ nguồn cung tại Nga đã kìm hãm đà tăng trong phiên tối qua. Hãng tư vấn IKAR cho biết, giá FOB đối với lúa mì chứa 12,5% protein tại các cảng trên Biển Đen của Nga ở mức 230 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với một tuần trước. Hãng SovEcon dự báo Nga có thể xuất khẩu 3,9-4,4 triệu tấn lúa mì trong tháng 10, so với mức 4,5 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái và 4,1 triệu tấn trung bình lịch sử.

Đậu tương

  • Đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm nhẹ dù nhận được lực mua mạnh khi mở cửa, triển vọng nguồn cung tích cực tại Mỹ và Brazil hỗ trợ phe bán áp đảo
  • Hãng tư vấn AgRural cho biết, tiến độ trồng đậu tương niên vụ 23/24 tại Brazil tính tới 05/10 đã đạt 10,1% diện tích dự kiến, tăng 4,8% so với tuần trước,n cao hơn mức 9,6% cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 10,7% được ghi nhận vào niên vụ 16/17. Bang Parana dẫn đầu về tiến độ, nhưng hoạt động gieo trồng bị trì hoãn do mưa lớn. Bang sản xuất lớn nhất là Mato Grosso ghi nhận lượng mưa không đều. Dù hoạt động mùa vụ bị cản trở, việc tốc độ trồng đậu tương vẫn duy trì ở mức cao tại Brazil vẫn đang mang đến triển vọng nguồn cung tích cực
  • Dự đoán ban đầu vvề báo cáo Cung – cầu Nông sản Thế giới WASDE tháng 10 cho thấy, tồn kho cuối niên vụ 2023/24 của Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng lên mức 233 triệu giạ, tăng 13 triệu giạ so với báo cáo tháng 9. Đối với thế giới, tồn kho đậu tương toàn cầu cuối niên vụ 2023/24 được dự báo sẽ tăng lên 119,71 triệu giạ, từ 119,25 triệu giạ
  • StoneX dự báo Mỹ sẽ thu hoạch 4,175 tỷ giạ trong năm nay, giảm so với mức 4,144 tỷ giạ ước tính trước. Năng suất đậu tương trung bình của Mỹ dự kiến đạt 50,4 giạ/mẫu, tăng nhẹ so với mức 50,1 giạ/mẫu trước đó.
  • Giá dầu đậu tương giảm hơn 2,5%. Mặc dù gaup khi mở cửa do tình hình căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông, phe bán dần chiếm lĩnh thị trường và đẩy giá lao dốc vào phiên tối. Cuộc tấn công gây sốc của Hama đang gây ra những lo ngại về tình hình bất ổn rộng tại khu vực Trung Đông, ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô cũng như hỗ trợ dầu thực vật. Triển vọng nguồn cung đậu tương có sự cải thiện tại Nam Mỹ đã khiến giá dầu đậu không thể duy trì sắc xanh.

NĂNG LƯỢNG

  • Giá dầu tăng vọt hơn 4% khi nhà đầu tư lo ngại rằng cuộc đụng độ quân sự Israel và nhóm Hồi giáo Palestine Hamas sẽ lan rộng, ảnh hưởng đến nguồn cung dầu từ Trung Đông.
  • Dầu WTI ghi nhận phiên tăng thứ 2 liên tiếp khi tăng 4,34% lên 86,38 USD/thùng. Dầu Brent tăng 4,22% lên 88,15 USD/thùng.
  • Ngày 7/10, Hamas tấn công quân sự lớn vào Israel, khiến Israel trả đũa bằng một đợt không kích vào Gaza. Đà tăng mạnh của giá dầu chủ yếu tới từ tâm lý thị trường hơn là yếu tố cung cầu. Israel và Palestine đều không phải là quốc gia sản xuất dầu lớn.
  • Iran, nhà sản xuất dầu lớn, nước ủng hộ cho nhóm Hamas. Trong một kịch bản cực đoan, Iran có thể đáp trả hành động khiêu khích trực tiếp bằng cách phong tỏa eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển huyết mạch quan trọng mà trước đây Tehran đã đe dọa đóng cửa, điểm nghẽn hàng hải ngay phía bắc Biển Saudi Arabia. Eo biển Hormuz kết nối các nước sản xuất dầu ở Vịnh Ba Tư với các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới, dưới sự kiểm soát của Iran giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với dòng chảy dầu thô toàn cầu khi chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu, ~ 20 triệu thùng/ngày.
  • Cảng Ashkelon (Israel) và kho cảng dầu mỏ bị đóng cửa sau cuộc xung đột.
  • Nhà phân tích Ed Morse của Citigroup cho biết, tác động của cuộc xung đột sẽ là trong dài hạn, nguy cơ Saudi Arabia duy trì việc cắt giảm sản lượng. Mỹ cũng có thể áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với Iran.
  • Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng cuộc tấn công đang làm giảm khả năng bình thường hóa quan hệ Israel – Saudi Arabia và việc thúc đẩy sản lượng của Saudi Arabia theo thời gian, làm tăng nguy cơ căng thẳng leo thang trong khu vực và nghiêng về hướng hạ dự báo sản lượng của Iran. Bất kỳ mức giảm 100.000 thùng/ngày nào trong sản lượng năm 2024 của Iran so với mức cơ sở sẽ làm tăng giá dầu Brent cuối năm 2024 hơn 1 USD/thùng.
  • Báo cáo Triển vọng dầu thế giới năm 2023 ngày 9/10, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới trong trung và dài hạn – quan điểm tích cực về triển vọng nhu cầu so với các tổ chức khác.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Vàng tăng mạnh nhất nhóm khi tăng 1,56% lên 1.860,88 USD/ounce, mức cao nhất trong hơn 1 tuần. Bạc và giá bạch kim cũng tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần. Bạc tăng 0,93% chốt phiên tại mức 21,92 USD/ounce. Bạch kim đóng cửa tại 888,8 USD/ounce sau khi tăng 0,83%.
  • Kim loại quý với vai trò trú ẩn an toàn, được hưởng lợi trong bối cảnh xung đột địa chính trị gia tăng tại khu vực Trung Đông.
  • Quân đội Israel hôm thứ Hai cho biết đã huy động 300.000 quân dự bị và đang áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn Dải Gaza, cho thấy họ có thể đang lên kế hoạch tấn công trên bộ để đáp trả cuộc tấn công tàn khốc của nhóm Hồi giáo Palestine Hamas, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.

Kim loại cơ bản

  • Nối tiếp đà tăng từ phiên cuối tuần trước, đồng COMEX tăng 0,51% lên 3,64 USD/pound, nhờ triển vọng tiêu thụ lạc quan trong dài hạn, nguồn cung thu hẹp. Tờ Financial Times cho biết, rủi ro thiếu hụt nguồn cung đang đe dọa tới thị trường đồng khi các công ty khai thác nhận được ít vốn đầu tư và gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng các dự án khai thác quy mô lớn.
  • Quặng sắt nối dài đà giảm sang phiên thứ 4 liên tiếp, giảm 1,21% xuống 116,14 USD/tấn, do nhu cầu tiêu thụ trầm lắng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ sắt thép lớn nhất trên thế giới.
  • Sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ “Tuần Lễ Vàng” kéo dài hơn 1 tuần, dữ liệu cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới còn yếu. Trung Quốc ghi nhận ~ 826 triệu chuyến du lịch nội địa trong kỳ nghỉ lễ, doanh thu ~ 753,4 tỷ nhân dân tệ, thấp hơn mục tiêu Chính phủ đặt ra là 900 triệu chuyến đi, doanh thu ~ 782,5 tỷ nhân dân tệ.
  • Trong kỳ nghỉ lễ, doanh số bán nhà tính theo diện tích sàn trung bình hàng ngày giảm 17% so với năm ngoái, bất chấp một loạt biện pháp hỗ trợ nhằm khôi phục niềm tin vào thị trường bất động sản đang suy yếu.
  • Cuộc khủng hoảng kéo dài trong lĩnh vực bất động sản vẫn là một lực cản lớn. Triển vọng tiêu thụ sắt thép vì thế cũng trở nên kém sắc.
  • Quặng sắt chịu áp lực khi nhiều công ty sản xuất thép tại Trung Quốc quyết định giảm sản lượng thép trong tháng 10 để hạn chế thua lỗ, theo Mysteel. Quặng sắt vốn là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong sản xuất thép, việc hạn chế sản lượng thép cũng đồng nghĩa với giảm nhu cầu quặng sắt.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *