fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 12/07/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

Kết phiên ngày 11/07, giá ngô tăng nhẹ do nhu cầu ngô cải thiện ở nước ta, bất chấp tình hình mùa vụ tại Mỹ có sự cải thiện

Theo hải quan Việt Nam, Viêth Nam nhập khẩu 505.602 tấn ngô trong tháng 6, tăng 25,8% so với số liệu của tháng 05. Lũy kế nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2023 đạt 3.713.819 tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress): Tỷ lệ ngô đạt chất lượng tốt và tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 09/07 đạt 55% diện tích, tăng 4% so với tuần trước nhưng thấp hơn mức 64% cùng kì năm ngoái, vẫn cao hơn 2% so với dự đoán, cho thấy chất lượng cây trồng đã có sự phục hồi nhiều hơn kỳ vọng nhờ những cơn mưa gần đây.

Lúa mì

Giá lúa mì hồi phục hơn 2%, chấm dứt chuỗi ba phiên suy yếu liên tiếp trong bối cảnh tình hình vụ mùa tại Mỹ gây lo ngại đối với thị trường

Báo cáo Crop Progress: tiến độ thu hoạch lúa mì vụ đông đạt 46% diện tích, thấp hơn mức 62% cùng kì năm ngoái và mức 59% trung bình lịch sử, thấp hơn nhiều so với dự đoán, cho thấy tốc độ thu hoạch chưa có nhiều cải thiện. Đối với lúa mì vụ xuân, tỷ lệ cây trồng đạt chất lượng tốt – tuyệt vời giảm xuống còn 47%, thấp hơn 1% so với tuần trước thay vì cải thiện như dự đoán.

Sản lượng lúa mì mềm của Pháp, nhà sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất của Liên minh châu Âu, dự kiến đạt 35 triệu tấn, tăng 4% so với mức 33,69 triệu tấn năm ngoái. Con số này lần lượt đều cao hơn mức 7,17 tấn/héc-ta và 4,7 triệu héc-ta trong năm ngoái.

Đậu tương

Báo cáo Crop Progres phản ánh mùa vụ của Mỹ vẫn đang chịu ảnh hưởng của hạn hán đã hỗ trợ mạnh cho giá đậu tương

Tỉ lệ diện tích đậu tương Mỹ được đánh giá tốt – tuyệt vời tính đến tuần này là 51%, tăng 1% so với báo cáo trước. Con số khá khiêm tốn so với mức tăng của chất lượng ngô và chất lượng cây trồng chưa đạt được mức kỳ vọng. Lượng mưa tăng đáng kể trong 2 tuần vừa qua so với đợt khô hạn trước đó đã mang lại độ ẩm cần thiết cho cây trồng khi bước vào giai đoạn phát triển, làm tăng kỳ vọng về mức đánh giá tích cực hơn của USDA, hỗ trợ cho giá đậu tương ngay khi mở phiên. Dù trong ngắn hạn, một đợt không khí mát mẻ sẽ mang lại mưa lớn tại Đồng bằng phía Bắc rồi đến Trung Tây, nhưng tình hình lại kém khả quan sau 10 ngày nữa, thời tiết nóng, khô hơn sẽ di chuyển vào phía tây Vành đai ngô. Báo cáo Crop Progress và dự báo thời tiết tại Mỹ đều tác động “bullish” tới giá đậu tương.

Doanh số bán đậu tương niên vụ 2022/23 tại Mato Grosso (Brazil) đạt 79,09% sản lượng đã thu hoạch, tăng 7,41% so với trước đó nhưng thấp hơn mức trung bình 5 năm là 88,13%. Với niên vụ 23/24, doanh số bán hàng đạt 16,74% sản lượng dự kiến, tăng 4,65% so với tháng 6 nhưng thấp hơn mức trung bình 5 năm trong giai đoạn này là 30,35%. Số liệu trên cho thấy bán hàng của Brazil tính tới hiện tại vẫn chưa được đẩy mạnh và góp phần hỗ trợ cho giá đậu tương CBOT.

Dầu đậu tương suy yếu trong phiên hôm qua. Bối cảnh cơ bản cho thấy lo ngại về nguồn cung dầu thực vật toàn cầu nhưng lực bán đối với dầu đậu chủ yếu đến từ nhịp điều chỉnh kĩ thuật sau chuỗi tăng mạnh.

NĂNG LƯỢNG

Lo ngại thâm hụt nguồn cung nửa cuối năm đẩy giá dầu tăng mạnh

Dầu thô đóng cửa tại mức cao nhất kể từ cuối tháng 4. Giá dầu WTI tăng 2,52% lên 74,83 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 2,2% lên 79,40 USD/thùng.

Sau nhiều tháng xuất khẩu dầu thô bằng đường biển ở mức cao, các chuyến hàng của Nga đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu suy giảm khi chúng giảm xuống dưới mức trung bình của tháng 2, tháng tham chiếu cho cam kết cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày. Xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga giảm mạnh 0,93 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 9/7, thấp hơn ~ 205,000 thùng/ngày so với mức trung bình 3,38 triệu thùng/ngày trong tháng 2. Sự sụt giảm bất ngờ này đã thúc đẩy đà tăng của giá, nhất là khi Nga đã thông báo sẽ cắt giảm xuất khẩu 500.000 thùng dầu/ngày vào tháng 8.

Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 trên thế giới, sẽ thực hiện nhiều biện pháp kích thích để phục hồi nền kinh tế đã hỗ trợ tâm lý lạc quan của thị trường.

Rủi ro thâm hụt do nguồn cung thu hẹp, và kỳ vọng nhu cầu sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm được phản ánh trong Báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 7 của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA): tăng nhẹ dự báo nhu cầu nhiên liệu lỏng toàn cầu năm 2023 thêm 150.000 thùng/ngày lên 101,16 triệu thùng/ngày. Trung Quốc và Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. EIA hạ dự báo sản lượng 0,3% cho năm 2023 còn 101,1 triệu thùng/ngày, ~ mức giảm 270.000 thùng/ngày, do sự sụt giảm sản lượng từ OPEC, và việc Saudi Arabia gia hạn cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 8. EIA chính thức đưa thị trường vào trạng thái thâm hụt nửa cuối năm và trung bình toàn năm 2023, đẩy giá dầu tăng mạnh trong phiên.

KIM LOẠI

Kim loại quý

Kết phiên ngày 11/07, giá vàng tăng 0,36% lên 1.932 USD/ounce, giá bạc giảm 0,27% xuống 23,28 USD/ounce và giá bạch kim giảm 0,26% xuống 932,4 USD/ounce

Phiên hôm qua, sức bán gia tăng trên thị trường kim loại quý. Những phát biểu ôn hòa của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng với báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 6 của Mỹ thấp hơn 16.000 so với mức dự báo, cho thấy áp lực lạm phát giảm bớt, kỳ vọng Fed sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt được củng cố và hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.

Kim loại cơ bản

Giá đồng COMEX giảm 0,49% xuống 3,76 USD/pound do Trung Quốc phát đi tín hiệu sẽ tăng cường viện trợ kinh tế

Trung Quốc dự kiến sẽ đẩy nhanh việc triển khai chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường bất động sản. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Cơ quan quản lý tài chính quốc gia (NFRA), một số khoản nợ chưa thanh toán sẽ được gia hạn thêm 1 năm, nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản.

Phiên tối, giá đồng giảm trở lại và đóng cửa trong sắc đỏ do lực bán kĩ thuật khi giá chạm vùng kháng cự 3,81 – 3,82 USD, và tiêu thụ yếu kém tại Trung Quốc đang hạn chế đà tăng của giá trong ngắn và trung hạn.

Vào tháng 6, sản lượng đồng cathode Trung Quốc là 917.900 tấn, giảm 4,3% so với tháng 5. 9 nhà máy luyện kim được bảo trì trong tháng 6 khiến tiêu thụ đồng sụt giảm trong tháng 6 giảm.

Nguồn cung từ các nhà khai thác đồng hàng đầu vẫn ổn định. Sản lượng đồng của Peru, quốc gia khai thác đồng lớn thứ 2 thế giới, đạt 234.781 tấn trong tháng 05, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận tháng tăng trưởng sản lượng thứ 4 liên tiếp.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *