NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô kỳ hạn tại Chicago kết phiên cuối tuần trước trong sắc xanh khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) công bố báo cáo cung cầu nông sản (WASDE) ước tính tồn kho ngũ cốc của Hoa Kỳ thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
- CBOT Ngô tháng 7 (ZCEN24) tăng 11-1/4 cent lên 4,67-3/4 USD/giạ.
- USDA dự báo tồn kho ngô cuối kỳ cho năm tiếp thị 2024/25 đạt 2,102 tỷ giạ – mức cao nhất trong 6 năm, tăng từ mức 2,022 tỷ giạ của năm 2023/24, thấp hơn mức dự đoán 2,284 tỷ. Tồn kho ngô thấp hơn dự kiến đã phản ánh việc trồng trọt bị cản trở bởi thời tiết ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ.
-
Tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của Hàn Quốc (MFG) mua ~132.000 tấn ngô làm thức ăn chăn nuôi mà không thực hiện đấu thầu quốc tế.
-
Bộ nông nghiệp Trung Quốc cắt giảm dự báo nhập khẩu ngô, đậu tương và bông niên vụ 2024/25 trong triển vọng tháng 5.
Lúa mì
- Giá lúa mì kỳ hạn tăng lên mức cao nhất mới trong 9 tháng do các vùng lúa mì ở Nga lại phải hứng chịu một đêm sương giá khác.
- Lúa mì tháng 7 (ZWAN24) tăng 20-3/4 cent ở mức 6,58-1/4 USD/gịa sau khi leo lên mức cao nhất trong 9 tháng là 6,60-3/4 USD/giạ.
- Theo giới phân tích, lo ngại về thiệt hại mùa màng do lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul của Brazil và các cuộc đình công tại các cảng ngũ cốc và nhà máy nghiền ở Argentina cũng khiến giá lúa mì duy trì vững chắc.
- Giá lúa mì kỳ hạn tăng khi Nga cho biết nông dân ở một số khu vực bị ảnh hưởng bởi sương giá trong tháng này sẽ cần phải gieo lại vụ mùa. Theo Don Roose, chủ tịch US Commodities, Brazil quá ẩm ướt, ta lại gặp sương giá đêm thứ 2 liên tiếp… điều này đẩy giá lúa mì tăng… Thời tiết đang làm lu mờ báo cáo của USDA.
- Công ty tư vấn nông nghiệp Sovecon dự kiến vụ lúa mì 2024 của Nga đạt 89,6 triệu tấn, giảm so với mức 93 triệu tấn hồi tháng 4 và 92,8 triệu tấn năm ngoái.
- USDA dự kiến xuất khẩu lúa mì của Ukraina đạt 14,0 triệu tấn trong niên vụ 2024/25, giảm từ mức 17,5 triệu tấn trong niên vụ 2023/24.
Đậu tương
- Giá đậu tương theo sau giá ngô tăng do lo ngại về thiệt hại thời tiết đối với vụ mùa ở Brazil.
- Đậu tương tháng 7 (ZSEN24) tăng 9-1/4 cent lên 12,17-3/4 giạ.
- Bunge tạm thời đình chỉ các hoạt động tại đơn vị nghiền đậu tương và bến cảng ở thành phố Rio Grande – Brazil. Theo AgResource, lũ lụt tàn khốc tấn công bang này có thể khiến nông dân mất ~1,32 triệu tấn đậu tương.
- USDA hôm thứ 6 cho biết nông dân Mỹ sẽ thu hoạch vụ mùa lớn thứ 4 từ trước đến nay và tồn kho sẽ tăng lên mức cao nhất trong 6 năm. (WASDE – USDA) Tồn kho đậu tương được ước tính ở mức 445 triệu giạ, tăng từ mức 340 triệu ước tính cho 2023/24; cao hơn kỳ vọng ở mức 431 triệu của giới phân tích.
- Một cuộc đình công của công nhân hạt có dầu trên toàn quốc ở Argentina đã khiến các cảng ngũ cốc và nhà máy nghiền ngũ cốc phải tạm ngừng hoạt động.
NĂNG LƯỢNG
- Kết phiên ngày 10/05/2024, giá dầu WTI ở mốc 78,20 USD/thùng, giảm 1,26% (~ giảm 1 USD/thùng). Giá dầu Brent ở mốc 82,83 USD/thùng, giảm 1,25% (~ giảm 1,05 USD/thùng).
- Giá dầu giảm vào phiên cuối tuần nhưng đã ghi nhận một tuần giao dịch tích cực sau mức tăng lớn vào đầu tuần trong bối cảnh kỳ vọng về lệnh ngừng bắn ở Gaza mờ nhạt và lo ngại về nhu cầu yếu được giảm bớt.
- Cả 2 hợp đồng chuẩn dầu đều tăng ~ 2% trong tuần này, được thúc đẩy bởi dữ liệu nhập khẩu tổng thể mạnh hơn dự kiến từ Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Dấu hiệu nhu cầu trong nước mạnh mẽ đã thúc đẩy hy vọng rằng nhu cầu dầu sẽ bắt đầu tăng ở gã khổng lồ châu Á.
- Nhập khẩu dầu của Trung Quốc góp phần tạo nên tâm lý tích cực chung, dù nhập khẩu giảm so với tháng 4 nhưng vẫn cao hơn mức cùng kì năm 2023.
- Tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm vào tuần trước theo báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA); nhu cầu lọc dầu và nhiên liệu dự kiến tăng theo nhu cầu đi lại cao hơn trong mùa hè.
- Theo các nhà phân tích tại ING, dữ liệu EIA cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 1,36 triệu thùng trong tuần trước, trái với mức tăng 500 nghìn thùng mà API báo cáo. Sự sụt giảm tồn kho dầu thô được thúc đẩy bởi xuất khẩu mạnh hơn, tăng 550 nghìn thùng/ngày (tính theo tuần) lên 4,47 triệu thùng/ngày và hoạt động lọc dầu mạnh hơn.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Giá vàng tăng lên mức cao nhất 2 tuần vào đầu phiên giao dịch tại Mỹ trong bối cảnh các dự đoán cho thấy Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhu cầu trú ẩn an toàn vào kênh đầu tư vàng tăng nhờ triển vọng thị trường và nhu cầu tăng cao.
- Các dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ đang hạ nhiệt, điều này khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất. Báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hơn dự kiến. Báo cáo về việc làm phi nông nghiệp ít hơn dự kiến. Cả hai báo cáo việc làm không mấy lạc quan công bố trước thềm cuộc họp của Uỷ ban thị trường mở liên bang (FOMC).
- Vấn đề địa chính trị tại khu vực Trung Đông diễn biến căng thẳng. Nhà đầu tư có xu hướng trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới.
- Joaquin Monfort, chuyên gia của FXStreet, cho rằng giá vàng tăng mạnh sau khi nhiều ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất hoặc báo hiệu khả năng hạ lãi suất trong thời gian tới. Lãi suất thấp hơn khiến vàng trở nên hấp dẫn.
- Bên cạnh hoạt động mua vàng mạnh mẽ của các nhà đầu tư cá nhân, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã bổ sung lượng vàng nắm giữ trong tháng 4. Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác cũng tăng cường nắm giữ vàng trong dự trữ ngoại hối.
- Theo các nhà phân tích, giá vàng tiếp tục có chiều hướng đi lên trong thời gian tới.
Kim loại cơ bản
- Đồng tăng 1,3% lên 10.028 USD/tấn trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME). Hầu hết các kim loại cơ bản đều tăng cao hơn.
- Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đồng chưa gia công và các sản phẩm tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, đạt 438.000 tấn trong tháng 4; giảm so với 474.000 tấn trong tháng 3; cao hơn 7,5% so với năm trước đó do nhu cầu về thiết bị gia dụng, máy móc, thiết bị năng lượng mới và lưới điện cải thiện
- Giá đồng tăng mạnh trong tháng 4, được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu nguyên liệu thô và sự lạc quan về nhu cầu được thúc đẩy bởi các lĩnh vực năng lượng và AI mới cũng như hoạt động mua đầu cơ.
- Theo các nhà phân tích của ANZ Group Holdings Ltd., tăng trưởng nguồn cung đang trì trệ.
- Các nhà chế tạo Trung Quốc đang cắt giảm mua kim loại tinh chế do đợt tăng giá gần đây. Các nhà máy dây đồng ở Trung Quốc đã hoạt động với 73% công suất trong tháng 4, giảm 14 điểm phần trăm so với năm trước đó.
- Việc cắt giảm sản lượng đồng đã tinh chế vẫn chưa xảy ra ở Trung Quốc, bất chấp các cam kết của các nhà luyện kim sẽ thực hiện do nguồn cung tinh quặng bị thắt chặt. Sản lượng tinh chế trong tháng 4 đã tăng 1,6% so với một năm trước đó và cao hơn 2% so với dự kiến, theo Shanghai Metals Market.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan