NÔNG SẢN
Ngô
- Ngô suy yếu tuần thứ 3 liên tiếp với mức giảm ~2,7%
- Năng suất ngô Mỹ niên vụ 23/24 được nâng lên 174,9 giạ/mẫu, từ 173 giạ/mẫu, vượt dự đoán. Đối với thế giới, trái với kì vọng thắt chặt, tồn kho cuối niên vụ tăng lên 315 triệu tấn, từ 312,4 triệu tấn. Tính bất ngờ khiến ngô lao dốc trong 2 phiên cuối tuần.
Lúa mì
- Lúa mì kết tuần tại mức tham chiếu
- Tồn kho lúa mì Mỹ và thế giới niên vụ 23/24 cao hơn đáng kể so với dự đoán, gây sức ép mạnh đến giá
- Cuộc tấn công bất ngờ của Nga vào tàu dân sự ở Biển Đen làm dấy lên lo ngại về hoạt động vận chuyển ngũ cốc qua khu vực này. Thông tin tác động “bullish” đến lúa mì và hạn chế đà giảm của giá.
Đậu tương
- Giá giảm nhẹ trước tác động trái chiều
- USDA tăng ước tính năng suất và sản lượng niên vụ 23/24 Mỹ. Bất chấp thời tiết bất lợi đầu vụ, CONAB nâng dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 Brazil thêm 0,3%. Việc cả 2 quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới dự báo sẽ có nguồn cung gia tăng khiến giá quay đầu từ mức cao nhất trong 3 tháng qua.
- Đà giảm bị hạn chế do các nhu cầu nhập khẩu đậu tương Mỹ gần đây, khối lượng bán hàng đậu tương Mỹ trong báo cáo Daily Export Sales đã đạt tới mức cao kỷ lục 2,8 triệu tấn trong tuần trước.
NĂNG LƯỢNG
Dầu thô
- Dầu WTI đánh mất 4,15% giá trị xuống còn 77,17 USD/thùng, chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp. Dầu Brent rơi xuống dưới mốc 82 USD/thùng, giảm 4,08% so với tuần trước. Giá dầu đã về mức thấp nhất trong hơn 3 tháng qua.
- Lo ngại về thiếu hụt nguồn cung giảm bớt, nhu cầu đi xuống đã tạo ra áp lực cho giá
- Báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA): dự báo cung cầu dầu thô quý IV/2023, từ thâm hụt sang thặng dư 200.000 thùng/ngày. Nguồn cung tăng mạnh 0,5% do mức tăng sản lượng từ các quốc gia ngoài Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhu cầu chỉ được điều chỉnh tăng thêm 0,2%.
- Trung Quốc phục hồi chậm hơn kỳ vọng, gia tăng sức ép bán. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa tháng 10 giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều hơn mức giảm 3,3% dự báo
- Biên lợi nhuận lọc dầu yếu, dự trữ dầu và nhiên liệu tăng cao, tăng trưởng du lịch hàng không chậm hơn dự kiến phản ánh tình hình tiêu thụ dầu kém sắc tại Trung Quốc. Lần đầu tiên sau 9 tháng , biên lợi nhuận tại các nhà máy lọc dầu độc lập rơi xuống mức âm. Tình trạng giảm phát cả giá tiêu dùng và giá sản xuất, biểu thị cho mức độ phục hồi yếu. Các thông tin này đẩy giá dầu xuống đáy hơn 3 tháng.
Khí tự nhiên
- Khí tự nhiên lao dốc 13,7% xuống 3,03 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. Sản lượng khí đốt trung bình 48 bang của Mỹ tăng lên mức 103,6 tỷ feet khối/ngày trong tháng 10, từ 102,6 tỷ feet khối/ngày trong tháng 9 và mức cao kỷ lục 103,1 tỷ feet khối/ngày hồi tháng 7.
- LSEG dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ sẽ giảm 0,7 tỷ feet khối/ngày trong tuần này bởi thời tiết ôn hoà hơn. Sản lượng gia tăng và nhu cầu suy giảm đã thúc đẩy lực bán trong tuần qua.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạch kim giảm mạnh 10,45%, đóng cửa tuần tại mức 845,6 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 tuần liên tiếp, tuần đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.
- Bạc suy yếu 4,31% về 22,28 USD/ounce.
- Vàng giảm 2 tuần liên tiếp, chốt tuần tại mức giá 1.936,79 USD/ounce sau khi bốc hơi 2,78%.
- Dòng tiền liên tục rời khỏi thị trường kim loại quý do áp lực lãi suất tăng. Phát biểu mang tính “diều hâu” của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gia tăng lo ngại FED sẽ duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Đồng USD trở nên mạnh hơn, chỉ số Dollar Index phục hồi 0,8% lên 105,86 điểm.
- Căng thẳng ở Trung Đông dịu đi khiến vai trò trú ẩn bị lu mờ.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX giảm 2,57% về 3,58 USD/pound, đứt chuỗi tăng 2 tuần liên tiếp. Ngoài chịu áp lực bởi yếu tố vĩ mô, giá đồng còn phải chịu sức ép khi tiêu thụ chưa khởi sắc, nguồn cung tăng trưởng tích cực.
- Peru, quốc gia khai thác đồng lớn thứ 2 thế giới, sản lượng đồng đạt 235.178 tấn tháng 9, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Chile, nước khai thác đồng lớn nhất thế giới, sản lượng đồng tháng 9 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 5,34% so với tháng 8.
- Quặng sắt nối dài đà tăng sang tuần thứ 3 liên tiếp, chốt tuần tại mức 126,81 USD/tấn nhờ tăng 3,15%. Giá quặng sắt được hưởng lợi nhờ những tín hiệu Chính phủ Trung Quốc tiếp tục kích thích kinh tế.
- Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc phát hành và sử dụng trái phiếu chính phủ. Trung Quốc có thể tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách vào năm tới để hỗ trợ nền kinh tế. Nếu cần, PBOC sẽ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các khu vực có gánh nặng nợ lớn.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan