NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô tháng 12 kết tuần 11 – 17/09 biến động trong khoảng hẹp. Báo cáo Cung – cầu tháng 9 với số liệu nằm ngoài dự đoán thúc đẩy lực bán trở lại và khiến giá đóng cửa với mức giảm hơn 1,5%. Lo ngại về mùa vụ của Mỹ vẫn chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, khiến cho giá duy trì hỗ trợ ở vùng đáy 473.
- Năng suất ngô Mỹ niên vụ 23/24 được Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo ở mức 173.8 giạ/ mẫu, thấp hơn so với mức 175.1 giạ/mẫu trong báo cáo tháng 8. Không bất ngờ do hạn hán đã ảnh hưởng lên các khu vực sản xuất chính ở Mỹ trong vài tháng trước, phản ánh nguồn cung ngô lại gia tăng do diện tích gieo trồng mở rộng. Sản lượng ngô niên vụ 23/24 tăng lên thay vì sụt giảm như dự đoán và khiến giá ngô quay đầu suy yếu.
- Mùa vụ ngô của Mỹ: giai đoạn thu hoạch đang bắt đầu. Báo cáo Crop Progress tuần trước, tiến độ thu hoạch đã đạt 5% diện tích dự kiến, chất lượng cây trồng vẫn sụt giảm. Triển vọng mùa vụ khá lạc quan nhờ có diện tích bù đắp thiệt hại về năng suất, đà giảm của ngô có thể sẽ duy trì trong tuần này và giá khả năng sẽ hướng xuống vùng hỗ trợ 465.
Lúa mì
- Lúa mì hồi phục và đóng cửa trên vùng hỗ trợ 600, tuần giá tăng mạnh nhất trong vòng 1 tháng, do tồn kho toàn cầu niên vụ 23/24 dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ niên vụ 2015/16.
- Báo cáo Cung – cầu tháng 9 cho thấy tình hình mùa vụ lúa mì ở một số nước sản xuất chính đang phải đối diện với những rủi ro về thời tiết. Sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 23/24 dự báo sẽ giảm 7,2 triệu tấn, chủ yếu do mức giảm ở Úc, Canada, Argentina và EU. Sản lượng giảm 3 triệu tấn ở Australia do thời tiết khô hạn trong 4 tháng qua. Tuần này, đà hồi phục của giá lúa mì có thể sẽ tiếp tục mở rộng lên vùng 615.
Đậu tương
- Đậu tương giảm hơn 1,5%, tuần thứ 3 liên tiếp suy yếu dưới sức ép từ báo cáo WASDE tháng 9.
- Các số liệu đều nằm trong dự đoán với việc thời tiết khô hạn thời gian gần đây khiến chất lượng, năng suất cây trồng suy giảm, sản lượng đậu tương năm nay của Mỹ dự kiến đạt 4,146 tỷ giạ, thấp hơn so với mức 4,205 tỷ giạ trong báo cáo tháng trước. Nguồn cung dồi dào tại Brazil, xuất khẩu đậu tương của Mỹ đã bị cắt giảm xuống chỉ còn 1,79 tỷ giạ, giảm 350 triệu giạ so với báo cáo tháng 8. Tồn kho cuối đậu tương cuối niên vụ 2023/24 mặc dù bị hạ 25 triệu giạ so với báo cáo tháng trước, cao hơn dự đoán. Báo cáo lần này vẫn có tác động “bearish” đến giá.
- Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) tuần kết thúc vào ngày 10/09, tỷ lệ đậu tương đạt chất lượng tốt và tuyệt vời chỉ giảm nhẹ xuống còn 52% diện tích, từ mức 53% trong tuần trước đó nhưng cao hơn kì vọng, cho thấy sau đợt nắng nóng từ giữa tháng 8 vừa qua, cây trồng không chịu quá nhiều thiệt hại như dự đoán. Tuần này, đậu tương có thể sẽ tiếp tục suy yếu và giảm về vùng hỗ trợ 1325 hoặc xa hơn là 1300.
NĂNG LƯỢNG
- Kết tuần giao dịch 11/9 – 17/9, dầu thô ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp, đạt đỉnh cao nhất trong 10 tháng khi các tổ chức năng lượng lớn trên thế giới dự báo thâm hụt nguồn cung. Tiêu thụ tại Trung Quốc tích cực, nền kinh tế Mỹ tiếp tục có những tín hiệu khởi sắc, cũng đã góp phần thúc đẩy lực mua.
- Giá dầu WTI vượt mốc 90 USD/thùng lần đầu kể từ tháng 11/2022, chốt tuần tại mức giá 90,77 USD/thùng, tăng 3,73% so với tuần trước đó. Giá dầu Brent tăng 3,62% lên sát mốc 94 USD/thùng. Dầu thô đã ghi nhận 10 tuần tăng giá.
- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong phần còn lại của năm 2023. OPEC dự báo mức thâm hụt mạnh nhất, ~ 1,78 triệu thùng/ngày trong quý III và ~ 3 triệu thùng/ngày trong quý IV.
- Cả ba đều kỳ vọng sẽ có sự bù đắp từ các nước non-OPEC, đặc biệt là Mỹ. EIA kỳ vọng tổng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 12,78 triệu thùng/ngày trong năm 2023, tăng nhẹ so với ước tính tháng 8. Mức bổ sung nguồn cung chưa đáng kể đã thúc đẩy giá dầu tăng mạnh trong tuần qua. EIA dự báo giá dầu Brent đạt trung bình 93 USD/thùng trong quý cuối năm, tăng mạnh so với ước tính 88 USD/thùng trong báo cáo tháng 8.
- Thông lượng lọc dầu của Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng lên mức kỷ lục, do các nhà máy lọc dầu duy trì công suất hoạt động cao để đáp ứng nhu cầu đi lại trong mùa hè và tăng cường tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu. Nhu cầu lọc dầu mạnh mẽ của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới góp phần thúc đẩy lực mua dầu thô tuần qua.
- Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 4,0% và mức tăng trưởng 3,7% trong tháng 7. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với hầu hết các ngân hàng thêm 25 điểm cơ bản, một động thái trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Nền kinh tế Mỹ cũng được đánh giá tích cực, với mức tăng trưởng 2,2% trong năm nay, cao hơn ước tính tăng 1,9% trong báo cáo tháng trước.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạch kim lấy lại mốc 900 USD sau khi tăng 3,88% lên mức 929,5 USD/ounce. Giá bạc phục hồi 0,91%, đóng cửa tuần tại mức 23,38 USD/ounce, vàng đóng cửa tại 1.923,58 USD/ounce sau khi tăng 0,3%.
- Đầu tuần, bạc, bạch kim phải chịu sức ép khi đồng USD mạnh lên làm tăng chi phí đầu tư và giảm sức mua kim loại quý, dần phục hồi vào các phiên cuối tuần khi áp lực lãi suất giảm bớt.
- Lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi tháng 8 tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo và hạ nhiệt từ mức 4,7% của tháng 7. Chỉ số giá sản xuất (PPI) lõi tháng 8 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo và giảm 0,2 điểm phần trăm so với tháng 7.
- Điều này giảm không gian để Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất. Thị trường hiện đang đặt cược 99% vào khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày 19-20/9 và 70% khả năng tạm dừng vào tháng 11, lần lượt tăng từ mức 92% và 53% trong tuần trước đó. Do vậy, áp lực lãi suất giảm bớt đã hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư và giúp dòng tiền quay lại thị trường kim loại quý.
- Vai trò trú ẩn của kim loại quý đã phát huy tốt trong bối cảnh tình hình đình công tại Mỹ trở nên căng thẳng.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX tăng 2,27% đóng cửa tuần tại mức 3,80 USD/pound
- Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu, tiếp tục công bố số liệu kinh tế tích cực trong tuần trước, củng cố thêm kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc đang dần phục hồi sau giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong mùa hè này.
- Sản lượng công nghiệp tháng 8 đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo và và phản ánh mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2023. Mức tiêu dùng của Trung Quốc dần phục hồi trong mùa du lịch hè, với doanh số bán lẻ tăng 4,6% trong tháng 8, cao hơn nhiều so với kỳ vọng là 3% và là mức cao nhất kể từ tháng 5/2023.
- Tâm lý lạc quan của thị trường càng được củng cố sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được cắt giảm 25 điểm cơ bản. PBOC đã bơm ròng 191 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống tài chính thông qua cơ sở cho vay trung hạn 1 năm vào ngày 15/9.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan