fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 19/06/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

– Giá ngô hợp đồng tháng 07 khép lại tuần giao dịch 12/06-1 8/06 với mức tăng vọt gần 6%. Trong khi đó, các hợp đồng tháng xa thậm chí còn ghi nhận mức tăng hơn 10% và cho thấy lo ngại về nguồn cung dài hạn.

– Trong báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết tỷ lệ cây trồng được đánh giá đạt chất lượng tốt và tuyệt vời ở mức 61% diện tích, giảm 3% so với tuần trước và thấp hơn dự đoán của thị trường, con số này cũng thấp hơn nhiều so với mức 72% cùng kỳ năm ngoái, cho thấy đợt nắng nóng thời gian gần đây đang khiến cây trồng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Dự báo cho thấy thời tiết cũng đang tiếp tục khô nóng nên tác động đối với giá sẽ càng mạnh hơn đối với giá ngô kỳ hạn các tháng xa. Trong tuần này, giá ngô khả năng sẽ tiếp tục hướng lên vùng 660.

Lúa mì

– Giá lúa mì ghi nhận mức nhảy vọt lên tới gần 10% trong tuần vừa rồi. Đà tăng được đẩy mạnh chủ yếu trong 2 phiên cuối tuần và xuất phát từ những lo ngại về nguồn cung. Kể từ sau khi xu hướng suy yếu của lúa mì được hình thành trong gàn 1 năm qua, đây là tuần có mức tăng đáng chú ý nhất.

– Những rủi ro liên quan tới hoạt động xuất khẩu lúa mì tại Biển Đen vẫn tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho giá. Điện Kremlin tiếp tục cho biết rằng họ không thấy triển vọng tích cực nào khi nói đến việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, do các điều khoản mà Nga đưa ra vẫn chưa được thực hiện. Khả năng xuất khẩu một lần nữa lại gián đoạn đã khiến giá lúa mì bật tăng.

Đậu tương

– Kết thúc tuần giao dịch 12/06 – 18/06, giá đậu tương tháng 7 tăng mạnh và đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 2 tháng qua. Đây cũng là tuần thứ 4 liên tiếp giá ghi nhận đà hồi phục và các mức tăng còn lớn hơn đối với các hợp đồng tháng xa. Những lo ngại về nguồn cung của thị trường trước những bất ổn về thời tiết tại khu vực gieo trồng chính ở Mỹ là nguyên nhân chính lý giải cho diễn biến giá mặt hàng này.

– Đánh giá chất lượng cây trồng ở khu vực đồng bằng phía nam như Kansas và Nebraska cũng ở dưới mức trung bình. Nếu như nguồn cung là yếu tố giúp đà hồi phục duy trì thì nhu cầu tiêu thụ đậu tương tại Mỹ cũng góp phần thúc đẩy lực mua và mở rộng mức tăng của giá trong tuần trước. Cụ thể, khối lượng bán hàng đậu tương niên vụ 22/23 của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 08/06 đã tăng hơn gấp đôi lên mức 478.368 tấn, theo báo cáo từ Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).

– Ngoài ra, khối lượng ép dầu đậu tương tháng 05 của Mỹ đã vượt qua hầu hết các dự đoán của thị trường, đồng thời cũng đạt mức cao nhất từng được ghi nhận cho tháng này, Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) báo cáo.

– Trong tuần này, thời tiết vẫn sẽ là yếu tố chính quyết định tới xu hướng giá. Nếu như khô hạn vẫn không có dấu hiệu cải thiện rõ ràng thì đà tăng của giá đậu tương vẫn sẽ được hỗ trợ.

KIM LOẠI

– Kết thúc tuần giao dịch 12/06 – 18/06, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến phân hóa giữa nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản. Đối với nhóm kim loại quý, cả 3 mặt hàng đều giảm giá, dẫn đầu đà giảm là bạch kim khi giảm 2,52% xuống 987,3 USD/ounce. Giá bạc 0,17%, chốt phiên tại mức 24,12 1.957,3 USD/ounce.

– Trong các phiên đầu tuần, vai trò trú ẩn của kim loai quý bị thất thế trong bối cảnh lo ngại suy thoái và áp lực vĩ mô giảm bớt, khiến giá chịu sức ép.

– Cụ thể, loạt dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CP) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ đều giảm so với kỳ vọng trong tháng 5, dấu hiệu lạm phát dần hạ nhiệt tại Mỹ đã củng cố niềm tin của nhà đầu tư về một chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

– Do đó, bối cảnh vĩ mô trở nên bớt tiêu cực đã thúc đẩy tâm lý rủi ro của nhà đầu tư, dòng tiền được phân bổ sang thị trường chứng khoán. Vai trò trú ẩn của kim loại quý bị thất thế khiến giá chịu sức ép.

NĂNG LƯỢNG

– Kết thúc tuần giao dịch ngày 12/06 – 18/06, giá dầu phục hồi sau 2 tuần giảm liên tiếp trước đó, được hỗ trợ bởi cả các yếu tố cơ bản về cung cầu, và bối cảnh kinh tế vĩ mô khởi sắc. Giá dầu WTI chốt tuần tại mức giá 71,78 USD/thùng sau khi tăng 2,29%. Giá dầu Brent tăng 2,43% lên mức 76,61 USD/thùng.

– Báo cáo thị trường dầu thô của các tổ chức lớn phát hành trong tuần qua đều cho thấy rủi ro thâm hụt nguồn cung trong quý Ill năm nay. Điều này đã hỗ trợ đáng kể cho đà phục hồi của giá dầu.

– Theo báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (0PEC), sản lượng dầu thô của nhóm đạt trung bình 28,065 triệu thùng, giảm mạnh 464.000 thùng/ngày so với tháng 4, sau khi Saudi Arabia thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện. Sản lượng của quốc gia thủ lĩnh nhóm đã giảm hơn 500.000 thùng/ngày, đúng với cam kết đặt ra.

– Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng quốc tế (EIA) đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô thế giới năm 2023 thêm 200,000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 102,3 triệu thùng/ngày, chủ yếu do vai trò tiêu thụ từ Trung Quốc.

– Về các yếu tố vĩ mô, tâm điểm cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,00- 5,25% sau những tín hiệu tích cực về lạm phát. So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 chỉ tăng nhẹ 0,1%, thấp hơn dự báo với mức tăng 0,2% và tăng chậm hơn đáng kể so với đà tăng 0,4% trong tháng 4. Tín hiệu tích cực hơn tại nền kinh tế Mỹ đã thúc đẩy lực mua trên thị trường dầu.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *