NÔNG SẢN
Ngô
– Nông dân Brazil đã thu hoạch 4,7% diện tích ngô vụ 2 dự kiến của năm nay tính tới hết ngày 15/05, tăng 2,5% so với một tuần trước, công ty tư vấn AgRural cho biết. Cùng thời điểm này năm ngoái, tiến độ thu hoach ngô vụ 2 đat 11,4% kế họach. Hiện họat động thu họach vẫn tập trung ở bang sản xuất ngộ vụ 2 lớn nhất của Brazil là Mato Grosso, AgRural cho biết thêm.
Lúa mì
– Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tăng trở lại trong tuần vừa rồi và phá vỡ chuỗi 7 tuần giảm liên tiếp nhờ sự đi lên của thị trường toàn cầu, Reuters đưa tin.
– IKAR cho biết có nhiều ýểu tố hỗ trợ giá lúa mì trong tuần vừa rồi: triển vọng mùa vụ bị cắt giảm ở châu Âu, hạn hán tại vành đai ngô của Mỹ, các vấn đề về thời tiết có thể xảy ra ở Argentina và Australia, cũng như các điều kiện cây trồng dưới mức tối ưu ở Ukraine.
– Cũng trong tuần vừa rồi, Nga đã xuất khẩu 0,68 triệu tấn ngũ cốc, Với lúa mì chiếm 0,56 triệu tấn, dữ liệu từ SovEcon cho thấy. Một tuần trước đó, nước này đã xuất khẩu 0,8 triệu tấn ngũ cốc, trong đó lúa mì chiếm 0,77 triệu tấn.
Đậu tương
– Xuất khẩu đậu tương hàng ngày của Brazil trong ba tuần đầu tháng 06 đạt 795.300 tấn, tăng 64,2% so với khối lượng trung bình trong cả tháng 06 năm ngoái, một tốc độ có thể giúp nước này đạt mức kỷ lục mới, dữ liệu chính thức từ Ban Thư ký Ngoại thương Brazil (Secex) cho thấy.
– Khối lượng xuất khẩu trung bình hàng ngày của Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, đạt mức 768.300 tấn trong 2 tuần đầu tháng này. Trong 11 ngày làm việc đầu tiên của tháng này, lũy kế xuất khẩu đậu tương đã đạt tổng cộng 8,75 triệu tấn, so với mức 9,99 triệu tấn trong cả tháng 06 năm ngoái.
– Nếu tốc độ xuất khẩu này duy trì cho đến cuối tháng 06, Brazil có thể xuất khẩu thêm khối lượng gần 8 triệu tấn. Điều này sẽ nâng tổng xuất khẩu đậu tương lên hơn mức kỷ lục hàng tháng được ghi nhận vào tháng 04 năm 2021 là 16,1 triệu tấn, theo dữ liệu của Secex.
KIM LOẠI
– Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 19/06, hầu hết các mặt hàng kim loại đều giảm giá so với phiên cuối tuần trước, ngoại trừ quặng sắt. Tuy vậy, giá các mặt hàng đều ghi nhận có biến động nhẹ, do việc giao dịch trở nên kém sôi động hơn khi thị trường chứng khoán Mỹ nghỉ lễ kỷ niệm ngày chấm dứt chế độ nô lệ.
– Đối với nhóm kim loại quý, giá bạch kim dẫn đầu đà giảm khi giảm 0,65% về 980,9 USD/ounce. Giá bạc giảm 0,25%, chốt phiên tại 24,06 USD/ounce.
– Trong phiên hôm qua, các mặt hàng kim loại quý đồng loạt chịu sức ép do đồng USD tăng trở lại từ mức thấp nhất trong 1 tháng vào phiên cuối tuần trước. Đồng USD đang trên đà phục hồi nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát. Củng cố kỳ vọng này, vào cuối tuần trước, loạt quan chức Fed bao gồm Thống đốc Fed Christopher Waller và Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin tiếp tục ủng hộ nhiều đợt tăng lãi suất hơn nữa do lạm phát vẫn chưa quay trở lại 2%.
NĂNG LƯỢNG
– Lực bán chiếm ưu thế trong ngày giao dịch 19/06 của mặt hàng dầu thô đã khiến giá dầu kết phiên trong sắc đỏ sau 2 ngày tăng giá liên tiếp trước đó. Sự không chắc chắn về đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc và nguồn cung tại nhiều quốc gia sản xuất gia tăng trở lại đã tạo ra rào cản đối với đà phục hồi của giá dầu. Giá dầu WTI chốt phiên ở mức 71,35 USD/thùng sau khi giảm 0,81%. Giá dầu Brent giảm 0,68% xuống 76,09 USD/thùng.
– Triển vọng tăng trưởng kém sắc hơn tại quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 trên thế giới Trung Quốc đã gây áp lực tới giá dầu. Theo ước tính từ Reuters, Trung Quốc đã bổ sung vào các kho dự trữ dầu thô với tốc độ nhanh nhất trong gần 3 năm vào tháng 5, do nhập khẩu mạnh vượt trội so với hoạt động chế biến gần của nhà máy lọc dầu.
– Về yếu tố cung cầu, xuất khẩu dầu thô của Iran gia tăng bất chấp sự tồn tại liên tục của các lệnh trừng phạt từ Mỹ, cũng đã gây áp lực đáng kể cho giá dầu. Cụ thể, xuất khẩu dầu mỏ của quốc gia này đã tăng gấp đôi kể từ cuối năm ngoái lên khoảng 1,6 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Sự gia tăng doanh số bán hàng là một ví dụ khác về việc Iran tái khẳng định mình trên thị trường hàng hóa toàn cầu.
– Sự gia tăng sản lượng tại một số nước trong nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khiến cho nỗ lực cắt giảm nguồn cung tự nguyện của nhiều quốc gia còn lại ít có tác động hỗ trợ giá dầu.
Bài viết liên quan