fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/06/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/06, giá ngô tiếp nối đà tăng từ tuần trước đó và đóng cửa với mức tăng hơn 0.5%. Những lo ngại về mùa vụ tại Mỹ vẫn đang phải trải qua thời tiết khô nóng là yếu tố chính lý giải cho diễn biến của giá.

– Dự báo thời tiết cho thấy, không có trận mưa lớn nào được dự báo ở vành đai ngô từ cuối tháng 6 cho đến đầu tháng 7, giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Nếu như độ ẩm vẫn không có sự cải thiện thì năng suất ngô Mỹ năm nay có thể sẽ sụt giảm và không đạt được mức kỳ vọng ban đầu. Điều này đã khiến cho giá ngô đã quay trở lại vùng đỉnh gần nhất được thiết lập vào giữa tháng 4.

– Ngược lại, Tiến sĩ Cordonnier – chuyên gia tại công ty tư vấn Soybean&Corn – mới đây đã nâng dự báo sản lượng ngô niên vụ 22/23 của Brazil lên 130 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với ước tính trước đó, trong bối cảnh những cơn mưa gần đây đã hỗ trợ cho các diện tích ngô vụ 2 trồng muộn của nước này. Triển vọng mùa vụ ở Brazil được đánh giá khả quan đã hạn chế đà tăng của giá ngô trong phiên hôm qua.

Lúa mì

– Giá lúa mì lại kết phiên với mức tăng mạnh bất chấp diễn biến suy yếu trong phiên sáng. Đây cũng là phiên thứ 3 liên tiếp giá lúa mì ghi nhận sắc xanh khi đóng cửa. Lo ngại về nguồn cung ở châu Âu và rủi ro về hoạt động xuất khẩu ở Biển Đen đã hỗ trợ cho giá.

– Trong báo cáo hôm qua của Ủy ban châu Âu (EU Commission), xuất khẩu lúa mì mềm của EU trong tuần vừa rồi chỉ đạt 0,4 triệu tấn, thấp hơn đáng kể so với mức 1,09 triệu tấn của tuần trước đó. Điều này kết hợp với những thông tin gần đây về mùa vụ bất lợi của các nước sản xuất lúa mì lớn tại châu Âu càng củng cố về khả năng nguồn cung sụt giảm.

– Ngoài ra, Liên Hợp Quốc đã xác nhận rằng họ không thể làm bất cứ điều gì để giải quyết các bất bình của Nga xoay quanh thỏa thuận ngũ cốc, hāng thông tấn TASS dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Rủi ro Nga không gia hạn thoả thuận vào ngày 18/07 tới cũng góp phần thúc đây đà tăng của giá.

Đậu tương

– Thị trường đậu tương đã mở cửa trở lại với mức tăng nhẹ, ghi nhận phiên thứ 3 liên tiếp tăng giá. Kể từ khi mở cửa, mặt hàng này đã tạo gapup ròi duy trì duy trì thế giằng co quanh vùng giá này đến cuối phiên. Lo ngại về nguồn cung là yếu tố tiếp tục giúp hỗ trợ giá.

– Tình hình tại Mỹ vẫn đang là tâm điểm sự chú ý của thị trường khi thời tiết dự báo vẫn sẽ không thuận lợi tại các khu vực gieo trồng chính ở khu vực Midwest.  Theo các dự báo thời tiết mới nhất cho thấy phải đến cuối tuần này, những cơn mưa mới xuất hiện trở lại tại khu vực Midwest, cho thấy cây trồng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình trạng khô hạn. Điều này đã tạo ra lo ngại về năng suất đậu tương niên vụ mới.

– Cơ quan này đã hạ dự báo xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 06 xuống còn 14.33 triệu tấn, thấp hơn mức 14,76 triệu tấn trong dự đoán trước đó. Nếu trở thành hiện thực, con số này vẫn sẽ ở gần mức xuất khẩu cao nhất hàng tháng được ghi nhận trong năm nay, theo Cargonave. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp xuất khẩu trên 14 triệu tấn.

– Giá dầu đậu tương diễn biến tương đối giằng co trong ngày hôm qua, trong bối cảnh dầu thô và dầu cọ diễn biễn trái chiều. Trong khi đó, khô đậu tương là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất nhóm nông sản, sau khi gặp áp lực bán mạnh tại vùng kháng cự 423.5

KIM LOẠI

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/06, sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý. giá bạc giảm mạnh nhất khi để mất 3,7% xuống còn 23,23 USD/ounce, đánh dấu mức giảm mạnh nhất của giá bạc trong vòng gần 6 tuần. Giá bạch kim 1,95% xuống 968 USD/ounce. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ tích cực, dòng tiền rời khỏi thị trường kim loại quý với tính trú ẩn an toàn, khiến giá chịu sức ép.

– Chỉ báo thị trường nhà ở mạnh mẽ là tín hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cố gắng hạ nhiệt lạm phát thông qua việc tăng lãi suất cao. Do đó, trong bối cảnh lo ngại suy thoái giảm bớt, dòng tiền rút bớt khỏi thị trường kim loại quý với tính trú ẩn an toàn, khiến sức bán gia tăng đối với bạc và bạch kim.

– Đối với nhóm kim Ioại cơ bản, giá đồng COMEX nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp khi giảm 0,14% xuống 3,88 USD/pound, trong khi giá quặng sắt đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, khi giảm 0,74%, chốt phiên tại 113,01 USD/tấn.

– Vào sáng 20/06, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PB0C) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) lần đầu tiên sau 10 tháng, nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Cụ thể, mức LPR 1 năm giảm xuống còn 3,55% từ mức 3,659%, trong khi LPR 5 năm giảm còn 4,2% từ 4,3%.

NĂNG LƯỢNG

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/06, lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thj trường dầu thô, đã đưa giá dầu WTI đóng cửa trong sắc đỏ với mức giá 71,19 USD/thùng sau khi giảm 1,03%. Giá dầu Brent giảm 0,25% xuống mức 75,9 USD/thùng. Thị trường vẫn lo ngại các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc là chưa đủ. Điều này khiến bức tranh tiêu thụ dầu còn nhiều hạn chế và gây sức ép tới giá dầu.

– Động thái Trung Quốc hạ lãi suất vay cơ bản LPR để hỗ trợ kinh tế còn thận trọng tại Trung Quốc đã không thể tạo động lực bứt phá cho giá dầu.

– Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã cắt giảm dự báo về nhu cầu dầu của quốc gia này trong năm nay, trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế hậu dịch bệnh yếu hơn kỳ vọng của thị trường.

– Theo chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn công nghiệp FGE, các hãng hàng không dự kiến sẽ sử dụng ít hơn 700.000 thùng dầu/ngày vào năm 2023 so với năm 2019, chủ yếu do các chuyến bay quốc tế tới Trung Quốc bị hạn chế.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *