NÔNG SẢN
– Kết thúc tuần giao dịch 15/05 – 21/05, xu hướng giảm của giá đậu tương được củng cổ. Giá lao dốc tới gần 6% và ghi nhận mức đóng cửa tuần thấp nhất trong vòng 17 tháng qua. Những vẫn đề liên quan tới thời tiết mùa vụ thường là yếu tố tác động mạnh mẽ đến giá nông sản. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung gần như được xoá bỏ nhờ có triển vọng gieo trồng tại Mỹ đang diễn ra thuận lợi, kết hợp với ước tính sản lượng đậu tương kỷ lục của Brazil niên vụ 22/23.
– Báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) được Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy tốc độ gieo trồng đậu tương của nước này đã chậm lại một chút so với tuần trước. Tuy nhiên, tiến độ đã đạt mức 49% tổng diện tích dự kiến, vượt mức trung bình 36% cùng kì 5 năm trước. Mặc dù một số cơn mưa cục bộ có thể hạn chế tốc độ nhưng thời tiết nhìn chung vẫn sẽ thuận lợi cho cây trồng.
– Khô và dầu đậu tương cũng giảm mạnh, quyết định gia hạn 2 tháng thỏa thuận ở Biển đen giúp hoạt động xuất khẩu dầu hướng dương từ khu vực này ra thị trường quốc tế vẫn được duy trì, Reuter đưa tin. Điều này đã giúp xóa đi lo ngại nguồn cung dầu thực vật, từ đó tạo sức ép lớn lên giá dầu đậu.
KIM LOẠI
– Kết thúc tuần giao dịch 15/05 – 21/05, thị trường kim loại ghi nhận diển biến phân hóa. Đối với nhóm kim loại quý, trong khi giá bạch kim phục hồi 0,82% lên 1.075,7 USD/ounce, thì giá vàng và bạc giảm tuần thứ hai liên tiếp. Cụ thể, giá vàng giảm 1,72% xuống 1.976,56 USD/ounce và giá bạc giảm 0,39% về 24,06 USD/ounce.
– Trong tuần qua, áp lực vĩ mô giảm bớt khiến vai trò trú ấn của kim loại quý bị thất thế. Cụ thế, sau hàng tháng bễ tắc kéo dài về vấn đề trần nợ, cuộc đàm phán giữa Tống thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa đã có những tiến triển mới.
– Hơn nữa, dữ liệu được công bố tuần qua cho thấy nền kinh tế Mỹ có sự cải thiện nhất định. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm và thấp hơn dự báo, cho thấy thị trường lao động tích cực.
– Do đó, trong bối cảnh nhà đầu tư lạc quan về vấn đề trần nợ của Mỹ và dữ liệu kinh tế tích cực, sức mạnh của đồng USD liên tục được củng cố, thể hiện qua chỉ số Dollar Index phục hồi mạnh trong tuần qua. Đã có phiên chỉ số Dollar Index tăng lên mức 103,58 điểm, mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng. Đồng USD mạnh lên khiến giá vàng và bạc chịu sức ép do chi phí đầu tư tăng. Bên cạnh đó, áp lực vĩ mô giảm bớt thúc đẩy nhà đầu tư phân bổ dòng tiền sang thị truờng rủi ro như chứng khoán và tiền điện tử. Điều này làm giảm dòng vốn chảy vào thị trường kim loại quý có tính trú ẩn cao, gây áp lực tới giá vàng và bạc.
NĂNG LƯỢNG
Dầu thô kết thúc chuỗi giảm 4 tuần khi tình hình vĩ mộ cải thiện
– Dầu thô đánh dấu đà tăng giá trở lại sau 4 tuần giảm liên tiếp trong tuần 15/05 – 21/05, được hỗ trợ bởi tình hình vĩ mô tại Mỹ khởi sắc hơn và tình hình tiêu thụ nhiên liệu khả quan tại các nền kinh tế lớn. Giá dầu WTI chốt tuần gần 71,7 USD/thùng, với mức tăng 1,67%. Dầu Brent tăng 1,57% lên sát mốc 75,5 USD/thùng.
– Mặc dù vẫn chưa chính thức đi đến sự đồng thuận trong cuộc đàm phán nâng mức trần nợ tại Mỹ, nhưng Chính phủ đã phát đi vài tín hiệu khả quan hơn. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã nhấn mạnh về việc quyết tâm sớm đạt được thỏa thuận nhằm nâng trần nợ 31.400 tỷ USD để tránh một “thảm họa kinh tế”. Trong bối cảnh rủi ro suy thoái tiềm ẩn có thể hạn chế nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, thông tin tích cực này đã hỗ trợ cho đà tăng của giá dầu trong tuần qua.
Bài viết liên quan