fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 23/06/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/06, giá ngô đã quay đầu suy yếu trở lại. Lực bán đã bắt đầu chiếm ưu thế ngay từ khi mở cửa do áp lực chốt lời sau chuỗi tăng mạnh trước đó. Khi đã quay lại vùng giá cao, thị trường sẽ bắt đầu đánh giá về tác động của thời tiết một cách thận trọng hơn, khác với giai đoạn liên tiếp nhảy vọt vừa qua.

– Tiến độ thu hoạch ngô vụ 1 tại bang Bahia – nằm ở phía đông bắc Brazil- hiện đạt 85% kế hoạch, hiệp hội nông nghiệp tại đây cho biết. Ngô là một trong những cây trồng quan trọng nhất ở miền tây Bahia, nơi nông dân đã trồng 180.000 héc-ta ngô cho vụ thu hoạch 22/23. Luượng mưa dồi dào trong suốt quá trình phát triển của cây trồng và năng suất ngô tại bang được dự báo sẽ đạt 176,5 giạ/mẫu, tăng 30% so với năm ngoái. Tổng sản lượng ngô năm nay ở phía tây Bahia được dự báo ở mức 1,78 triệu tấn. Nếu như mùa vụ tại Mỹ là yếu tố hỗ trợ thì ngược lại, vụ ngô kỷ lục của Brazil đang diễn ra khá thuận lợi và tạo sức ép tới giá ngô.

Lúa mì

– Trong khi đó, ở một diễn biến khác, giá lúa mì lại hồi phục mạnh khi bước vào phiên tối và đóng cửa với mức tăng gần 5 cents. Triển vọng nhu cầu của Trung Quốc cùng với những rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen là nguyên nhân chính đã hỗ trợ cho giá.

– Khả năng Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen trong tháng 07 là 99,9%. Đây là ý kiến được đưa ra bởi Đại sứ Bộ Ngoại giao Ukraine Olga Trofimtseva trên kênh Telegram cá nhân vào ngày 22/06. Điều này đã gây ra lo ngại rằng hoạt động xuất khẩu ngũ cốc sẽ một làn nữa bị gián đoạn và tác động “bullish” mạnh tới giá.

Đậu tương

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/06, giá đậu tương đã giảm gần 1%, chấm dứt chuỗi 4 phiên liên tiếp tăng giá. Mặc dù chịu áp lực chốt lời từ giai đoạn tăng giá mạnh kể từ đầu tháng này, tuy nhiên, lo ngại về mùa vụ tại Mỹ vẫn đang là nguyên nhân khiến giá chưa thể suy yếu quá nhiều. Triển vọng thời tiết được cải thiện cũng góp phần khiến giá chịu sức ép.

– Vào cuối tháng này, những cơn mưa trên diện rộng đang được dự báo sẽ xuất hiện. Mưa được nhiều khả năng sẽ đến kịp thời để ngăn chặn thiệt hại của đậu tương. Điều này đang khiến thị trường kỳ vọng chất lượng và năng suất cây trồng có cơ hội được cải thiện.

– Giá dậu đậu biến động tương đối giằng co trong phiên vừa rồi. Quyết định chính thức của EPA đã khiến giá tiếp tục chịu sức ép khi mở cửa, nhưng triển vọng nguồn cung dầu thực vật thắt chặt tại biển Đen đã khiến dầu đậu hồi phục trở lại. Đại sứ Bộ Ngoại giao Ukraine Olga Trofimtseva cho biết, khả năng Nga rút khỏi thỏa thuận ngū cốc Biển Đen trong tháng 07 là 99,9% Bà Trofimtseva đánh giá, có hai yếu tố chính dẫn đến quyết định không gia hạn thỏa thuận của Nga.

KIM LOẠI

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/06, sắc đỏ áp đảo bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, bạch kim dẫn đầu đà giảm khi giảm 2,37% xuống 926,5 USD/ounce, mức giá thấp nhất trong vòng 4 tháng và đánh dấu mức giảm mạnh nhất của giá bạch kim trong vòng 1 tháng.

– Lo ngại lãi suất cao thúc đẩy nhà đầu tư tăng cường nắm giữ đồng USD có tính thanh khoản cao. Chỉ số Dollar Index phục Hồi 0,31% lên 102,39 điểm. Đồng USD mạnh lên đã làm giảm sức hấp dẫn của nhóm kim loại quý vốn nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ do chi phí nắm giữ đắt đỏ hơn, và liên tiếp thúc đây lực bán đối với bạc và bạch kim trong phiên.

– Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX quay đầu giảm 0,6% xuống 3,89 USD/pound. Đồng đã trải qua phiên biến động khá mạnh khi đã có lúc giá tăng vọt lên 3,95 USD/pound, mức cao nhất trong vòng 1 tháng, do lo ngại nguồn cung thu hẹp.

NĂNG LƯỢNG

– Giá dầu đã có phiên lao dốc trong ngày giao dịch 22/06, với dầu WTI đánh mất hơn 4% giá trị xuống còn 69,5 USD/thùng, xoá bỏ mọi đà tăng tích luỹ trong vòng 1 tuần qua. Giá dầu Brent cũng giảm 3,86%, chốt phiên ở mức 74,14 USD/thùng.

– Tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ vào đêm qua, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho biết biết hầu hết các nhà hoạch định chính sách cho rằng sẽ có thêm một hoặc hai đợt tăng 25 điểm lãi suất nữa vào cuối năm nay. Lãi suất của các nền kinh tế lớn liên tục tăng khiến rủi ro suy thoái tiềm ẩn và tác động tiêu cực tới giá dầu thô.

– Báo cáo từ EIA cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 3,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/06, nhưng cũng không đủ sức hỗ trợ giá dầu khi sức ép vĩ mô lẫn át.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *