NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ngô kì hạn tháng 12 đóng cửa phiên 28/09 là 488,5, tăng tới hơn 1% nhờ kết quả bán hàng khả quan của Mỹ. Đà tăng bị thu hẹp bởi triển vọng nguồn cung dồi dào của Trung Quốc.
- Báo cáo Bán hàng Xuất khẩu (Export Sales) hôm qua: Mỹ bán 841.783 tấn ngô niên vụ 23/24 trong tuần 15/09-21/09, tăng 48,5% so với một tuần trước đó, cho thấy hoạt động xuất khẩu ngô Mỹ khởi sắc trở lại, tác động “bullish” mạnh lên giá
- Ủy ban châu Âu (EC) dự báo sản lượng ngô niên vụ 23/24 của Liên minh châu Âu (EU) ở mức 59,8 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 61,7 triệu tấn ước tính tháng trước, có thể thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ngô của khối, và hỗ trợ giá ngô.
- Vụ mùa trong nước bội thu cùng lượng nhập khẩu tăng mạnh từ Brazil dự kiến khiến nguồn cung ngô của Trung Quốc dồi dào hơn, gây áp lực lên giá ngô toàn cầu, đã thu hẹp đà tăng của giá ngô CBOT
Lúa mì
- Giá lúa mì kì hạn tháng 12 đóng cửa phiên 28/09 là 578,75, giảm nhẹ 0,13%, ghi nhận phiên suy yếu thứ 2 liên tiếp.
- Số liệu tích cực trong báo cáo Export Sales tác động “bullish” lên giá. Mỹ bán được 544.539 tấn lúa mì niên vụ 23/24 trong tuần 15/09-21/09, tăng 77% so với tuần trước đó. Mỹ cũng giao được 584.590 tấn lúa mì trong tuần đánh giá, tăng 97,5% so với một tuần trước, cho thấy nhu cầu quốc tế đối với lúa mì Mỹ hồi phục, góp phần thúc đẩy lực mua
- Giá đối mặt với áp lực bán kỹ thuật
Đậu tương
- Giá đậu tương kì hạn tháng 11 đóng cửa phiên 28/09 là 488,5, chấm dứt chuỗi tăng giá 4 phiên liên tiếp
- Mở cửa trong sắc xanh, giá suy yếu vào phiên tối trước áp lực bán chốt lời với triển vọng nguồn cung tích cực hơn tại Brazil. Mức giảm là không đáng kể, với số liệu trong báo cáo Export Sales cải thiện.
- Công ty tư vấn Safras&Mercado cho biết xuất khẩu đậu tương năm 2024 của Brazil dự kiến sẽ đạt kỷ lục 99 triệu tấn, cao hơn mức kỷ lục trong năm nay và mức ước tính 97 triệu tấn của USDA. Ứớc tính tổng sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 đạt 168,87 triệu tấn, tăng 6% so với niên vụ trước đó. Con số trên củng cố áp lực cạnh tranh gay gắt đối với đậu tương Mỹ và tác động “bearish” đến giá đậu tương CBOT.
- Báo cáo Export Sales: bán hàng đậu tương niên vụ 23/24 tuần kết thúc ngày 21/09 tăng 54,9% so với tuần trước đó. Dù số liệu mà USDA đưa ra nằm trong dự đoán nhưng việc bán hàng hồi phục góp phần hỗ trợ giá không giảm mạnh
- Khô đậu kỳ hạn tháng 12 tăng 0,62%.
- Dầu đậu tương lao dốc mạnh hơn 2% về mức thấp nhất trong 3 tháng qua.
- Lượng tồn kho dầu ăn khổng lồ, sẽ tăng lên mức 3,37 triệu tấn vào ngày 1/11, so với mức 2,46 triệu tấn một năm trước, có thể hạn chế nhu cầu nhập khẩu trong niên vụ 23/24 của Ấn Độ. Nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ có thể sẽ giảm xuống 15,8 triệu tấn, so với mức 16,6 triệu tấn trong năm nay. Triển vọng nhu cầu kém khả quan này tác động “bearish” mạnh đến giá dầu đậu
NĂNG LƯỢNG
- Kết phiên 28/9, giá dầu quay đầu giảm, do sức ép từ vĩ mô, đặc biệt là việc nền kinh tế Mỹ đối mặt với áp lực Chính phủ đóng cửa đã thúc đẩy lực bán. Nhà đầu tư thực hiện chốt lời sau khi giá dầu chạm mức cao nhất trong vòng hơn 1 năm qua.
- Dầu WTI kỳ hạn tháng 11 giảm 2,1% xuống 91,71 USD/thùng. Dầu Brent kỳ hạn tháng 12 giảm 1,34% xuống 93,10 USD/thùng.
- Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Jared Bernstein cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với một số rủi ro về việc Chính phủ có thể đóng cửa, khủng hoảng vay vợ sinh viên, lãi suất cao hơn và cuộc đình công của liên đoàn công nhân ô tô.
- Chủ tịch Hạ viện Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã bác bỏ dự luật tài trợ tạm thời được tiến hành tại Thượng viện, khiến cho Washington ngày càng tiến gần hơn với việc Chính phủ có thể phải đóng cửa lần thứ 4 trong vòng một thập kỷ, vào ngày 1/10
- Mỹ: tăng trưởng GDP quý II tăng 2,1% so với quý I, cao hơn mức 2% trong báo cáo sơ bộ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tăng ít hơn dự báo
- Nền kinh tế Mỹ đang cho thấy tiềm lực tốt, sẽ tạo thêm không gian cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ. Về dài hạn sẽ tạo ra các áp lực cho nền kinh tế và nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
- Việc giá dầu WTI chạm mốc 95 USD/thùng thúc đẩy nhiều nhà đầu tư chốt lời, làm gia tăng sức ép bán và kéo giá dầu suy yếu.
- Công ty tư vấn Rapidan Energy Group cho biết Saudi Arabia có thể bắt đầu nới lỏng việc cắt giảm sản lượng sớm hơn so với dự kiến. Saudi Arabia có thể sẽ không muốn thắt chặt thị trường quá mức, vì nếu giá tăng đột biến thì nhu cầu sẽ sụt giảm và sẽ ảnh hưởng lớn đến thu nhập của quốc gia này.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Vàng nối dài đà giảm sang phiên thứ 4 liên tiếp khi giảm 0,54%, đóng cửa tại mức 1.864,56 USD/ounce. Bạc nhích nhẹ 0,07% lên 22,74 USD/ounce và bạch kim đóng cửa tại 905,3 USD/ounce sau khi tăng 2,12%, xóa bỏ hoàn mức giảm của 2 phiên trước đó.
- Tốc độ tăng trưởng GDP quý II/2023 của Mỹ đạt 2,1% (QoQ), thấp hơn so với mức 2,2% được điều chỉnh tăng trong quý I/2023. Doanh số bán nhà chờ bán của Mỹ trong tháng 8 đã giảm 7,1% so với tháng 7, giảm mạnh so với dự báo giảm 1%, đây là mức giảm lớn nhất trong vòng 11 tháng.
- Chủ tịch Fed bang Chicago Goolsbee cảnh báo các nhà hoạch định chính sách có nguy cơ tăng lãi suất quá nhiều, lạm phát có thể “sớm” đạt được mục tiêu 2% và không cần tăng thêm lãi suất.
- Những điều trên kéo đồng USD suy yếu, chỉ số Dollar Index giảm 0,41% xuống 106,22 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp, hỗ trợ lực mua bạc và bạch kim
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX phục hồi 1,97% lên mức 3,70 USD/pound, quặng sắt tăng 1,29%, chốt phiên tại 118,05 USD/tấn.
- Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng, giá đồng phục hồi khi nhà đầu tư đồng loạt đóng vị thế trước kì nghỉ lễ dài ngày ở Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu kỳ nghỉ lễ kéo dài 10 ngày (tính cả thứ Bảy, Chủ nhật) vào ngày 29/9.
- Tin tức lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc hỗ trợ cho giá đồng và quặng sắt. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang nhận thấy dấu hiệu ổn định trong nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế có thể tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong trung hạn nếu thực hiện các bước cải cách nền kinh tế để tái cân bằng tăng trưởng đầu tư sang tiêu dùng. Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
- Hoạt động sản xuất thép tăng cao tại Trung Quốc đã hỗ trợ lực mua quặng sắt làm đầu vào sản xuất thép. Sản lượng kim loại nóng hàng ngày trong số 247 nhà máy thép được khảo sát đã tăng 0,1% lên 2,49 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 28/9, mức cao nhất kể từ tháng 10/2020.
Thông báo
Trên Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng thép bao gồm thép thanh vằn FOB Thổ Nhĩ Kì, thép phế liệu CRF Thổ Nhĩ Kì và thép cuộn cán nóng FOB Trung Quốc thuộc Sàn Giao dịch kim loại London (LME) sắp được niêm yết tại MXV, điều này sẽ giúp nhà đầu tư thuận tiện hơn trong việc giao dịch, đồng thời, tạo cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp mua hàng thực có thể tự chủ động hơn về nguồn cung và không bị phụ thuộc quá nhiều vào các thương lái.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan