TIN TỨC TỔNG HỢP NGÀY 04/04/2023
NĂNG LƯỢNG
* Tín chính trong ngày
- Động thái cắt giảm của OPEC+ sẽ có thể tiếp tục gây lên áp lực lạm phát
- Công cụ theo dõi của CME cho thấy kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 5 đang áp đảo so với kịch bản giữ nguyên.
- Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nếu tình trạng lạm phát không bớt nóng.
- Theo số liệu của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM), chỉ số PMI sản xuất đã giảm về mức 46.3 điểm, thấp hơn cả tháng trước và ước tính. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
* Nhận định thị trường:
- Giá dầu tăng đột ngột sau khi OPEC+ đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng vào hôm qua và gia dầu vẫn đang giằng co ở mức sau tăng. Điều này gây nên lo ngại về lạm phát. Thị trường đang theo dõi báo cáo về chỉ số của lạm phát của Mỹ để đánh giá về giá dầu.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 04/04/2023.
KIM LOẠI
* Tín chính trong ngày
- Tâm điểm của thị trường hướng về mức tăng vọt lên trên 80 USD/thùng của giá dầu thô sau khi nhóm nước OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình hình lạm phát cố hữu, sẽ buộc các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.
- Chỉ số quản trị mua hàng PMI của Trung Quốc đã giảm từ mức 51.6 trong tháng 2 xuống còn 50.0 trong tháng 3, thấp hơn nhiều so với dự báo 51.7. Chỉ số này tập trung chủ yếu vào việc khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu, nên con số tiêu cực này bên cạnh việc phản ánh việc hạn chế mở rộng của các nhà máy Trung Quốc, cũng phản ánh nhu cầu thế giới suy yếu.
- Chỉ số PMI sản xuất Mỹ của Viện quản lý cung ứng (ISM) đã giảm xuống 46.3 vào tháng trước, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020, từ mức 47.7 vào tháng 2.
* Nhận định thị trường:
- Thị trường cũng đang hướng đến các chỉ số của Mỹ và Trung quốc nhằm đánh giá tình hình phát triển của thị trường. Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc không cải thiện như dự báo cũng gây áp lực lên giá kim loại đồng.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 04/04/2023.
NÔNG SẢN
* Tín chính trong ngày
- Louis Dreyfus Company sẽ ngừng xuất khẩu ngũ cốc của Nga kể từ ngày 1 tháng 7. Tuần trước, Cargill và Viterra thông báo họ sẽ rời khỏi thị trường ngũ cốc Nga.
- Dịch vụ giám sát cây trồng của Liên minh châu Âu MARS dự báo tổng sản lượng lúa mì của Ukraine sẽ thấp hơn 6% so với mức trung bình 5 năm là 25,48 triệu tấn.
- Brazil đã xuất khẩu 13,271 triệu tấn đậu tương vào tháng trước, tăng 8,071 triệu tấn (155%) so với tháng 2 do nguồn cung cấp vụ mới đã sẵn sàng để vận chuyển.
- StoneX đã nâng ước tính sản lượng đậu tương Brazil thêm 3 triệu tấn lên mức kỷ lục 157,7 triệu tấn. Công ty dự kiến Brazil sẽ xuất khẩu 96 triệu tấn đậu tương vào năm 2022-23.
- StoneX đã tăng dự báo sản lượng ngô Brazil lên 131,3 triệu tấn, tăng 740.000 tấn so với tháng trước. Sự gia tăng diễn ra trong bối cảnh ước tính vụ mùa đầu tiên lớn hơn, vì safrinha dự báo đã bị cắt giảm 260.000 tấn so với tháng trước. StoneX dự kiến Brazil sẽ xuất khẩu 48 triệu tấn ngô vào năm 2022-2023.
- Các nhà chế biến của Hoa Kỳ đã nghiền 176,9 triệu bu. cao hơn mức dự kiến của thị trường, 175.4 triệu bu.
- Dự trữ dầu đậu tương tăng nhẹ từ tháng 1 lên 2,362 tỷ lb, mặc dù con số đó thấp hơn 2,566 tỷ lb. vào tháng 2 năm 2022.
- Việc sử dụng ngô để làm ethanol đạt tổng cộng 399,8 triệu bu. vào tháng Hai, cao hơn mức dự kiến của thị trường, 406,4 triệu bu.
- Sản lượng ngũ cốc chưng cất khô có chất hòa tan (DDGS) đạt tổng cộng 1,561 triệu tấn ngắn, giảm từ 1,714 triệu tấn trong tháng 1 và 1,693 triệu tấn vào năm ngoái.
- Nhật Bản hôm thứ Sáu đã công bố chính sách nhiên liệu sinh học mới. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Kinda Tai cho biết nó có thể cho phép Hoa Kỳ chiếm tới 100% thị trường ethanol trên đường của Nhật Bản. Theo chính sách nhiên liệu sinh học mới, xuất khẩu ethanol của Hoa Kỳ có thể tăng hơn 80 triệu gallon mỗi năm, tương đương với xuất khẩu thêm từ 150 triệu đến 200 triệu đô la mỗi năm.
- Argentina sẽ công bố chi tiết kế hoạch áp dụng chính sách “Đô-la đậu tương” để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đậu tương vào thứ Tư theo giờ địa phương, muộn hơn 2 ngày so với dự kiến ban đầu, do các cuộc thảo luận với ngành nông nghiệp vẫn đang diễn ra.
* Nhận định thị trường:
- Lúa mì đang trên đà giảm giá và các thông tin hỗ trợ cho giá có thể không đủ mạnh để đẩy giá tăng.
- Đậu tương Brazil vẫn đạt kỷ lục về sản lượng cho thấy không có quá nhiều nỗi lo về nguồn cung trên thế giới. Thị trường sẽ theo dõi về chính sách “đô-la đậu tương” của Argentina.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 04/04/2023.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan