Tổng hợp tin tức ngày 21/03/2023.
- Vĩ mô:
Thị trường hướng sự chú ý đến động thái của Fed trong cuộc họp lãi suất vào thứ Tư. Thị trường dự đoán Fed sẽ đưa ra mức tăng 25 điểm cơ bản.
- Năng lượng:
Các quốc gia G7 khó có thể tiếp tục với kế hoạch sửa đổi mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu của Nga. Báo cáo của IEA cho thấy dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga được bán với giá thấp hơn mức giá trần vào tháng trước.
Nhận định: Giá dầu hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào ảnh hưởng của các thông tin vĩ mô đối với tâm lý nhà đầu tư. Nếu khủng hoảng ngân hàng không lan rộng hơn nữa, tâm lý thị trường có thể ổn định và giá dầu sẽ có cơ hội phục hồi.
- Kim loại:
Peru cho biết mặc dù bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình khiến hoạt động sản xuất gián đoạn, sản lượng đồng của Peru tăng 4,8% so với năm 2021. Peru dự kiến có 39 dự án khai thác đồng đi vào hoạt động trong năm 2023.
Mỏ đồng Oyu Tolgoi đã bắt đầu được khai thác ngầm từ hôm nay, được dự đoán sẽ trở thành mỏ đồng lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.
Nhận định: Triển vọng nới lỏng nguồn cung đồng sẽ gây áp lực lên giá đồng trong dài hạn.
- Nông sản:
Nhập khẩu ngô Mỹ của Trung Quốc trong trong 2 tháng đầu năm tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ trở thành nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc trong tháng vừa rồi khi nhập khẩu từ Ukraine và Brazil đều ghi nhận sự sụt giảm. Trong tháng này, nhập khẩu ngô Mỹ của Trung Quốc nhiều khả năng tiếp tục duy trì mức cao khi nguồn cung tại Brazil và Ukraine vẫn đang không quá ổn định.
Nhận định: Mỹ tiếp tục giữ vị thế cạnh tranh trên thị trường ngô toàn cầu sẽ hỗ trợ cho đà tăng của ngô.
Các điều kiện Nga đưa ra để cân nhắc gia hạn hơn 60 ngày thỏa thuận Biển Đen bao gồm khôi phục quyền tham gia của ngân hàng nông nghiệp Rosselkhozbank vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Tuy nhiên đây là điều kiện khá khó khăn do phương Tây xem SWIFT là một trong những “lá bài” quan trọng để trừng phạt hành động gây chiến với Ukraine của Nga.
USDA chi nhánh Bắc Kinh dự đoán nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 1.5 triệu tấn do tăng trưởng nhẹ trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nước này.
Trong 3 tuần đầu tháng 3, xuất khẩu đậu tương Brazil tăng nhẹ so với khối lượng xuất khẩu cả tháng 2 năm ngoái. Trong những tuần tới, khi hoạt động thu hoạch được đẩy mạnh thì khối lượng xuất khẩu sẽ còn tăng mạnh hơn do nông dân hiện tại cũng đang ưu tiên việc bán hàng đậu tương.
Nhận định: Triển vọng mở rộng xuất khẩu đậu tương của Brazil sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá đậu tương CBOT.
Bài viết liên quan