Tổng hợp tin tức ngày 27/03/2023.
- Vĩ mô:
Lợi nhuận ngành công nghiệp 2 tháng đầu năm của Trung Quốc giảm 22.9% so với cùng kỳ năm ngoái, biểu thị mức độ phục hồi còn nhiều thách thức sau đại dịch. Trước đó, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng đưa ra cảnh báo rủi ro tài chính vẫn có thể khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tuy nhiên Goldman Sachs vẫn lạc quan về triển vọng của Trung Quốc và nâng dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay từ 5.5% lên 6%.
Nhận định: Lợi nhuận ngành công nghiệp tại Trung Quốc giảm sẽ gây áp lực lên giá dầu và kim loại trong ngắn hạn
- Kim loại:
Tồn kho đồng trên các Sở Giao dịch lớn tiếp tục suy yếu. Tổng lượng đồng dự trữ trên 3 Sở LME, Sở COMEX và Sở Thượng Hải giảm hơn 36% từ mức cao nhất đạt được vào cuối tháng 2.
Nhận định: Giá đồng dự báo sẽ biến động trái chiều do tác động từ thắt chặt nguồn cung gây tăng giá và triển vọng phục hồi kinh tế kém tích cực tại Trung Quốc gây giảm giá.
- Năng lượng:
Iraq ngừng xuất khẩu dầu từ khu vực phía Bắc sau khi quốc gia này thắng kiện về việc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm thoả thuận chung cho phép Chính quyền khu vực người Kurd xuất khẩu dầu sang Ceyhan. Trước khi ngừng hoạt động, đường ống này vận chuyển khoảng 400,000 thùng dầu/ngày của người Kurd và 70,000 thùng/ngày khác Iraq tới thị trường toàn cầu.
Nhận định: Do nguồn cung toàn cầu ít bị ảnh hưởng thắt chặt bởi tin tức trên nên dự báo giá dầu ít chịu tác động bởi thông tin. Trong ngắn hạn, giá dầu có thể giảm do triển vọng phục hồi kinh tế kém tích cực tại Trung Quốc.
- Nông sản:
Tiến độ thu hoạch đậu tương chậm tại Brazil đã không còn là thông tin bất ngờ đối với thị trường do mưa lớn cản trở trong giai đoạn trước. Ngoài ra, khoảng cách chênh lệch so với năm ngoái cũng đang dần được thu hẹp, cho thấy tốc độ đang được đẩy mạnh tại Brazil.
Đậu tương giảm giá do vụ mùa đậu tương kém của Argentina đang đón nhận thời tiết tốt và vụ thu hoạch kỷ lục của Brazil.
Dự báo sản lượng lúa mì mềm của EU và Anh được nâng nhẹ 0,8% và cao hơn so với tính tổng sản lượng lúa mì mềm ở EU và Anh trong năm 2022. Tây Ban Nha, Ý, Hungary và các nước Balkan sẽ có sản lượng lúa mì lớn hơn trong năm nay.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có cuộc điện đàm về vấn đề gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, trong đó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảm ơn ông Putin vì thái độ tích cực trong cuộc đàm phán.
Nhận định: Nguồn cung Nga và Ukraine ổn định nhờ gia hạn thỏa thuận và kỳ vọng về vụ lúa mì bội thu tại EU sẽ gây áp lực lên giá lúa mì CBOT.
Bài viết liên quan