fbpx

Vị thế là gì? Thực hiện việc mở – đóng vị thế như thế nào?

Vị thế là gì? Thực hiện việc mở - đóng vị thế như thế nào?

Trong đầu tư hàng hóa phái sinh, thuật ngữ “vị thế” (position)  hay “vị thế mở” (open position) là thuật ngữ cơ bản, được dùng phổ biến khi các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch. Trong bài viết này, HTF sẽ giới thiệu đến Quý Anh Chị nhà đầu tư về vị thế trong đầu tư là gì, thời điểm và cách thức đóng vị thế mà chúng tôi khuyến nghị tới Quý Anh Chị khi thực hiện các giao dịch đầu tư.

Vị thế là gì?

Vị thế (hay vị thế mở) là trạng thái giao dịch và khối lượng tài sản cơ sở hoặc phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại một thời điểm nhất định. Ở vị thế này, các nhà đầu tư có thể quan sát được mức lãi, lỗ dự kiến để đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp. Chỉ khi nào trạng thái và khối lượng giao dịch nêu trên được tất toán (đóng vị thế) thì nhà đầu tư mới nhận được lãi, lỗ thực tế.

Các loại vị thế?

Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, vị thế được chia làm 2 loại là vị thế mua (long position) và vị thế bán (short position)

Vị thế mua (“long position”)

Vị thế mua (Long positions) là việc nhà đầu tư đã mua chứng khoán hay hàng hóa phái sinh với mong muốn giá của tài sản sẽ tăng trong tương lai. Tại một thời điểm nhà đầu tư cho là phù hợp, họ có thể bán danh mục tài sản của mình để thu về lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua thấp và giá bán cao hơn. 

Đối với hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn bên mua hợp đồng có nghĩa vụ phải mua hoặc bán tài sản cơ sở. Đây là điểm khác biệt so với hợp đồng quyền chọn, khi nhà đầu tư có quyền từ chối các vị thế của mình và chấp nhận mất phí quyền chọn. Trong các loại hình hợp đồng này, nhà đầu tư có thể nắm giữ quyền chọn mua hoặc quyền chọn mua dài hạn, tùy thuộc vào triển vọng đối với tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn.

 

Vị thế bán (short position)

Vị thế bán/bán khống (short position) là việc nhà đầu tư cho rằng giá của tài sản sẽ giảm trong tương lai và đặt lệnh bán trên thị trường dù không nắm giữ tài sản đó (bán khống). Họ thực hiện bán khống khi giá trên đà giảm với ý định mua lại sau đó khi giá giảm xuống mức thấp hơn, và nhận được lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá bán cao hơn và giá mua thấp hơn.

Phân biệt giữa vị thế mua và vị thế bán

Phân biệt giữa vị thế mua và vị thế bán:

Vị thế mua Vị thế bán
Khi NĐT dự đoán giá tài sản tăng Khi NĐT dự đoán giá tài sản giảm
NĐT là chủ sở hữu của tài sản NĐT không sở hữu tài sản. Tài sản này được vay từ sàn giao dịch

Mở vị thế – đóng vị thế là gì?

Mở vị thế, đóng vị thế là các thuật ngữ thường dùng khi nhà đầu tư nắm giữ các vị thế mua và vị thế bạn. 

  • Mở vị thế:  trên thị trường quyền chọn, mở vị thế khi NĐT thực hiện một lệnh mua hay một lệnh bán (quyền chọn).  Việc “mua để mở vị thế”  để chỉ hành động mua quyền chọn và việc  “bán để mở vị thế” để chỉ hành động bán quyền chọn. 
  • Đóng vị thế: là khi nhà đầu tư đặt lệnh đối ứng với một vị thế đang sở hữu.

Ví dụ: Nhà đầu tư bán hợp đồng tương lai (mở vị thế short) Đậu tương với kỳ vọng chỉ số của hàng hóa này sẽ giảm. Nhà đầu tư không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được (bán khống). Để đóng vị thế nêu trên, nhà đầu tư phải mua lại hợp đồng tương lai tại một thời điểm thích hợp hoặc giữ đến khi đáo hạn.

Khi nhà đầu tư giữ một vị thế quyền chọn có thể đóng (hoặc thoát khỏi) vị thế bằng các cách sau:

  • Bù trừ vị thế
  • Đợi đến thời điểm đáo hạn quyền chọn để kết thúc vị thế
  • Để quyền chọn đáo hạn 

Thời điểm và cách thức đóng vị thế phụ thuộc vào chiến lược phân tích kỹ thuật và quản trị khác nhau của các nhà đầu tư. Dưới đây là những trường đóng vị thế phổ biến:

  • Không còn nhu cầu nắm giữ tài sản, hợp đồng
  • Mong muốn chốt lời, dừng lỗ
  • Số lượng vị thế NĐT đang nắm giữ vượt quá mức quy định
  • NĐT không đủ khả năng bổ sung ký quỹ theo yêu cầu

Thời điểm đóng vị thế:

  • Trước thời điểm đáo hạn ở mức giá phù hợp
  • Hoặc tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng

Thực hiện việc mở – đóng vị thế như thế nào?

Việc thực hiện mở – đóng vị thế phụ thuộc vào từng chiến lược khác nhau của nhà đầu tư. Nó hoàn toàn thuộc quyết định của họ khi đóng vai trò là bên mua (hay là người nắm giữ vị thế mua) và ngược lại.

Lưu ý trong hợp đồng quyền chọn:

  • Quyền chọn mua (đối với một tài sản cơ sở hay phái sinh) được thực hiện tại thời điểm đáo hạn, giá thị trường của tài sản cơ sở hay phái sinh cao hơn giá thực hiện theo hợp đồng.

  • Quyền chọn bán (đối với một tài sản cơ sở) được thực hiện tại thời điểm đáo hạn, giá thị trường của tài sản cơ sở hay phái sinh thấp hơn giá thực hiện theo hợp đồng.
  • Quyền chọn đáo hạn vô giá trị khi bên mua quyền chọn quyết định không thực hiện quyền (mua hoặc bán tài sản cơ sở) của mình vào thời điểm đáo hạn quyền chọn. Điều đó đồng nghĩa với việc, không có giao dịch mua hay bán nào diễn ra đối với tài sản cơ sở của hợp đồng và nghĩa vụ sẽ không phát sinh đối với bên giữ vị thế bán.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hitech Finance sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quyền chọn mua và quyền chọn bán là gì. Từ đó giúp nhà đầu tư làm quen với loại hợp đồng này khi tiến hành đầu tư các loại hình đầu tư chứng khoán hay hàng hóa, từ đó giúp Anh/Chị tối đa nguồn vốn, lợi nhuận của mình.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *