fbpx

Dầu thô đánh dấu chuỗi giảm mạnh nhất trong năm

Đóng cửa tuần trước, các mặt hàng trong nhóm năng lượng chìm trong sắc đỏ, khiến chỉ số MXV-Index Năng lượng giảm tới 6,7% xuống chỉ còn 3.118 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này trong vòng hơn 4 tháng qua, nhưng do thị trường hàng hóa phái sinh có thể giao dịch theo cả 2 chiều mua và bán, nên giá trị giao dịch nhóm năng lượng vẫn đạt trung bình gần 1.800 tỷ đồng mỗi phiên trong tuần trước, chiếm khoảng 40% tổng giá trị giao dịch toàn Sở.

Đáng chú ý nhất không chỉ trong nhóm năng lượng, mà còn đối với 35 loại hàng hóa nguyên liệu đang được giao dịch tại MXV là mức giảm mạnh 24,5% của giá Khí tự nhiên, xuống chỉ còn 4,13 USD trên mỗi đơn vị nhiệt Anh. Bên cạnh đó, giá dầu WTI trên sở NYMEX giảm 2,7% xuống còn 66,26 USD/thùng, giá dầu Brent trên sở ICE giảm 2,6% xuống còn 69,88 USD/thùng, đánh dấu chuỗi giảm mạnh và kéo dài nhất kể từ tháng 4 năm ngoái tới nay.

Trên thị trường khí tự nhiên, những thông tin tiêu cực liên quan đến nhu cầu tiêu thụ là nguyên nhân chính khiến cho giá giảm mạnh trong tuần qua. Cụ thể, nhu cầu sử dụng khí tự nhiên để sửa ấm tại Mỹ đang dần suy yếu trước thông tin thời tiết sẽ ấm lên trong nửa đầu tháng 12 năm nay. Tình trạng này có khả năng cũng sẽ xảy ra đối với các nước khu vực châu Âu và châu Á khiến cho giá khi tự nhiên mất đi hoàn toàn đà tăng tích luỹ được trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xu hướng giảm của giá dầu thô, cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá khí mất hơn 1/5 giá trị chỉ trong 1 tuần.

Tại thị trường trong nước, giá gas giảm khoảng 25.000 đồng/bình 12kg, đang được giao dịch quanh mức 440.000 – 460.000 đồng/bình. Xu hướng giảm của giá thế giới có thể sẽ tác động lên thị trường gas trong nước trong thời gian tới.

Đối với thị trường dầu thô, những triển vọng tiêu cực trong nhu cầu tiêu thụ cũng là yếu tố chính chi phối xu hướng giá của mặt hàng này trong tuần vừa qua. Với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, một số nền kinh tế lớn đã quyết định tạm ngừng hoạt động giao thương khiến cho tâm lý toàn thị trường bị tác động rất lớn. Bên cạnh đó, những thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dầu thô tại các nước xuất khẩu chính cũng là yếu tố củng cố đà giảm của mặt hàng này trong tuần vừa rồi.

Cụ thể, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đã đưa ra quyết định sẽ giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng ở mức 400.000 thùng/ngày bất chấp những rủi ro liên quan đến dư thừa nguồn cung trong thời gian tới. Trong đó, Nga đã tuyên bố sẽ tiến hành gia tăng sản lượng dầu thô của mình trong giai đoạn tháng 1/2022 lên mức 10,2 triệu thùng/ngày, tăng 109.000 thùng/ngày so với thời điểm hiện tại.

Chỉ tính trong tháng 11/2021, sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của nước này đã đạt 10,89 triệu thùng/ngày, là mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái cho đến nay. Thông tin này cùng với mức tăng của nhóm OPEC+ nói chung đã khiến cho các mặt hàng dầu thô chịu áp lực bán mạnh trong những phiên cuối tuần trước.

Sau khi mở cửa phiên sáng nay, giá dầu thô đang có sự hồi phục trở lại khi một số thông tin tiêu cực về nguồn cung đang tác động lên thị trường. Cụ thể, Mỹ đã tạm ngừng mở rộng số giàn khoan biển trong tuần vừa rồi với 467 giàn khoan dầu khí và 513 giàn khoan dầu đá phiến. Chính những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho triển vọng tiêu thụ trở nên kém khả quan và khiến cho các nước xuất khẩu chính trở nên thận trọng hơn.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam – MXV

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *