Ngày hôm qua 22/09, hầu như toàn bộ các mặt hàng đang được giao dịch trên các Sở thế giới đều đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ số MXV – Index, chỉ số thể hiện sự biến động chung của 25 loại hàng hóa nguyên liệu quan trọng tăng đã thêm 1,8% lên mức 2.219 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở vẫn duy trì ở trên 4.000 tỷ đồng trong ngày hôm qua, nhưng dòng tiền có vẻ đang thận trọng hơn trước sự biến động lớn của các nhóm mặt hàng như năng lượng và kim loại.
Đây là video diễn biến giao dịch của Hợp đồng dầu thô WTI kỳ hạn tháng 11 đang giao dịch trên mềm CQG vào tối qua. Lực mua hoàn toàn áp đảo, giúp giá dầu WTI đóng cửa với mức tăng 2,5% lên mức 72,23 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent trên sở ICE cũng tăng 2,5% lên mức 75,39 USD/thùng.
Theo báo cáo của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) vào tối qua, tồn kho dầu thô thương mại của nước này tính đến hết ngày 17/09 bị giảm gần 3,5 triệu thùng, xuống còn gần 414 triệu thùng. Đây là tuần giảm thứ 7 liên tiếp của số liệu này, và tồn kho dầu tại Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2018 tới nay. Vì thế, rất dễ hiểu khi giá dầu thô đang liên tục được hỗ trợ trong các phiên giao dịch.
Bên cạnh đó, tác động từ biên bản họp của Cục dữ trữ liên bang Mỹ FED cũng đóng vai trò thúc đẩy đà tăng trong ngày hôm qua. FED giữ nguyên lãi suất và dự báo việc tăng lãi suất sẽ bắt đầu trở lại trong năm 2022. Tổ chức này đưa ra các quan điểm tích cực về triển vọng phát triển kinh tế, qua đó, tạo ra kỳ vọng nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và dầu thô nói riêng sẽ có sự tăng lên rõ ràng trong thời gian tới. Qua đó tiếp tục đặt thị trường dầu thô vào trạng thái thắt chặt nguồn cung và duy trì giá dầu ở các mức cao.
Tác động từ FED thậm chí còn rõ ràng hơn khi nhìn vào giá của các mặt hàng kim loại khi đóng cửa ngày hôm qua. Giá bạch kim kỳ hạn tháng 10 tiếp tục tăng thêm 5,3%, phá vỡ mức kháng cự quan trọng và lên trên 1.000 USD/ounce. Chỉ sau 2 phiên giao dịch, giá bạch kim trên sở NYMEX đã tăng hơn 11% và lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần.
Lo ngại về một cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra tại châu Á với nguy cơ vỡ nợ của gã khổng lồ Evergrande, đang giúp vai trò trú ẩn an toàn của nhóm kim loại quý được đề cao. Mặc dù Evergrande đã đồng ý thanh toán lãi suất cho một trái phiếu trong nước ngày hôm nay 23/09, còn ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng đã có động thái bơm tiền mặt vào hệ thống, nhưng vẫn chưa đủ để giới đầu tư bớt lo lắng. Dòng tiền liên tục dịch chuyển từ các kênh đầu tư rủi ro, sang nắm giữ các loại tài sản an toàn hơn. Trong đó, bạc và bạch kim là những loại kim loại quý rất có giá trị.
Sở Giao dịch Hàng hóa – MXV
Bài viết liên quan