Theo số liệu năm 2021 từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, OPEC+ kiểm soát khoảng 40% nguồn cung dầu toàn cầu và hơn 80% trữ lượng dầu đã xác minh. Vị thế áp đảo này đảm bảo rằng tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu, ít nhất là trong ngắn hạn. Về lâu dài, sức ảnh hưởng đến giá dầu của tổ chức này bị giảm sút, chủ yếu là do các quốc gia thành viên sẽ có động cơ riêng, khác so với mục tiêu chung của cả nhóm.
Giá dầu và nguồn cung
Hoat động trong cùng một tổ chức, các quốc gia thành viên OPEC+ sẽ đồng thuận về sản lượng dầu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung dầu thô trên thị trường tại bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy, OPEC+ có ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu thế giới và thông thường họ có xu hướng duy trì giá dầu ở mức tương đối cao để tối đa hóa lợi nhuận.
Trong trường hợp các quốc gia OPEC + cho rằng giá dầu quá thấp, họ sẽ cắt giảm nguồn cung dầu để đẩy giá lên. Tuy nhiên, không một quốc gia riêng lẻ nào thực sự muốn cắt giảm nguồn cung, vì điều này đồng nghĩa với việc doanh thu giảm.
Việc OPEC+ cam kết cắt giảm nguồn cung thông thường sẽ khiến giá dầu tăng đột biến ngay lập tức. Theo thời gian, giá dầu sẽ giảm trở lại khi nguồn cung ổn định hơn hoặc nhu cầu dần điều chỉnh.
Ngược lại, OPEC+ có thể quyết định tăng nguồn cung. Chẳng hạn, vào ngày 22 tháng 6 năm 2018, khi tổ chức này đã thông báo sẽ tăng sản lượng sau cuộc họp tại Vienna. Nguyên nhân chính lý giải cho động thái trên là để bù đắp cho mức sut giảm sản lượng của Venezuela, cũng là thành viên OPEC +.
Để đạt được sự thống nhất về mức sản lượng không phải là một việc đơn giản. Cụ thể, Ả Rập Saudi và Nga là hai trong số các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đều có khả năng tăng sản lượng, và thông thường sẽ ủng hộ việc tăng nguồn cung vì điều đó sẽ giúp họ tăng doanh thu. Tuy nhiên, những quốc gia không thể đẩy mạnh sản xuất, vì họ đã đang hoạt động hết công suất hoặc không được phép, sẽ phản đối điều này.
OPEC+ không đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong đại dịch
Vào tháng 03/2020, Ả Rập Saudi, thành viên ban đầu của OPEC, quốc gia xuất khẩu lớn nhất của OPEC và Nga, quốc gia xuất khẩu dầu thứ hai thế giới, đã không đạt được thỏa thuận cất giảm sản lượng để bình ổn giá dầu.
Ả Rập Saudi đã trả đũa bằng cách tăng mạnh sản lượng. Sự gia tăng nguồn cung đột ngột này xảy ra trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu đang sụt giảm do đại dịch Covid-19. Do đó, mong muốn ôn định giá dầu ở mức cao hơn so với quy luật cung cầu của OPEC+ đã không được thực hiện.
OPEC + cắt giảm sản lượng do lo ngại suy thoái
Khi các lệnh phong tỏa dần được nới lỏng trên toàn thế giới, giá dầu bắt đầu phục hồi song song với nhu cầu tiêu thụ. Từ mức thấp dưới 17 USD một thùng vào đầu năm 2020, giá dầu WTI đã phục hồi lên hơn 80 USD vào tháng 10/2021. Khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 02/2022, giá dầu thậm chí còn tăng cao hơn, với giá WTI tăng vọt lên hơn 115 USD một thùng vào tháng 06/2022. Khi quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trong OPEC+ vướng vào xung đột vũ trang với nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và Châu Âu, diễn biến giá phản ánh lo ngại của thị trường về sự ổn định của nguồn cung dầu.
Mặc dù chiễn tranh vẫn tiếp diễn, với rất ít dấu hiệu cho thấy căng thẳng địa chính trị có thể giảm bớt, giá dầu bắt đầu điều chỉnh vào nửa cuối năm 2022. Cụ thể, dầu WTI giảm trở lại mức 100 USD/thùng vào tháng 07. Khi lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khiến triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu trên toàn thế giới trở nên không chắc chắn. Trong nỗ lực ổn định giá, OPEC + thông báo rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng đi 2 triệu thùng mỗi ngày. Động thái của OPEC+ được đưa ra bất chấp sự phản đối từ Mỹ
Những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu có thể sẽ tiếp tục làm lu mờ tác động của động thái thắt chặt nguồn cung chủ động của OPEC +. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn gần đây trên thị trường dầu thô là một ví dụ điển hình về tác động các cơ chế mà OPEC+ sử dụng và ảnh hưởng sâu rộng của tổ chức này tới nền kinh tế toàn cầu.
Giá dầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ như thế nào?
Giá dầu cao hơn có thể giúp tạo việc làm và thúc đẩy đầu tư khi việc phát triển các dự án dầu đá phiến chi phí cao bắt đầu đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, giá dầu tăng cao lại ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và doanh nghiệp vì nó khiến chi phí vận chuyển và sản xuất cũng tăng theo.
Ngược lại, giá dầu thấp hơn thông thường sẽ khiến hoạt động khai thác dầu bị hạn chế, nhưng lại mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp nhạy cảm với chi phí nhiên liệu.
Trong khi sự phát triển của thị trường dầu có tác động đến toàn bộ nền kinh tế, những thay đồi về giá dầu có tác động đặc biệt đến lạm phát. Tuy nhiên, khả năng thúc đẩy lạm phát của dầu tại Mỹ đã giảm trong những thập kỷ gần đây khi nền kinh tế trở nên ít phụ thuộc vào dầu hơn.
Giá dầu có xu hướng ảnh hưởng lớn hơn đến Chỉ số giá sản xuất (PPI), đo lường giá ở cấp bán buôn, hơn là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đo lường mức giá mà người tiêu dùng phải trả.
Bài viết liên quan