fbpx

Châu Âu nhận ‘niềm vui bất ngờ’ giải ‘cơn khát’ khí đốt

đầu tư hàng hóa

Tăng nhập LNG từ Nga trong khi nhu cầu trong nước yếu, Trung Quốc đã chọn cách bán lại các lô hàng đó cho thị trường cần chúng hơn bất kỳ ai khác là châu Âu.

Một tháng trước, những người am hiểu thị trường đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước thông tin Trung Quốc bất ngờ nhập khẩu nhiên liệu của Nga nhiều hơn bao giờ hết, trong khi nhập khẩu từ hầu hết nguồn khác đều giảm còn nhu cầu trong nước thì suy giảm do các đợt giãn cách vì Covid.

Vào tháng 7, SCMP đưa tin Trung Quốc đã mua tổng cộng 2,35 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) – trị giá 2,16 tỷ USD từ Nga. Lượng nhập khẩu đã tăng 28,7% so với năm ngoái trong khi giá trị tăng 182%. Điều này đồng nghĩa Nga đã vượt Indonesia và Mỹ để trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ 4 của Trung Quốc trong năm nay.

Đó là chưa kể đến việc Trung Quốc vẫn hàng ngày nhập khẩu khí đốt từ Nga. Nhà sản xuất Gazprom cho biết nguồn cung cấp hàng ngày của họ cho Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Nguồn cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc đã tăng 63,4% trong nửa đầu năm 2022.

Các nhà phân tích suy đoán điều gì xảy ra đằng sau sự gia tăng kỳ lạ này trong việc nhập khẩu LNG của Nga.

Có một điểm rõ ràng, Trung Quốc muốn giữ giao dịch khí đốt với Nga càng kém rõ ràng càng tốt. Đó là lý do tại sao Tổng cục Hải Quan Trung Quốc đã ngừng công khai số liệu về khối lượng thương mại đối với đường ống dẫn khí đốt kể từ đầu năm. Phát ngôn viên của Tổng cục này cho biết động thái đó là để “bảo vệ quyền và lợi ích kinh doanh hợp pháp của các nhà xuất nhập khẩu có liên quan”.

Giờ đây, chúng ta đã biết câu trả lời. Trung Quốc đã âm thầm bán lại LNG của Nga cho một thị trường cần nó hơn bất cứ thứ gì: châu Âu. Tất nhiên, họ đã thu về những khoản chênh lệch đáng kể trong quá trình này.

Financial Times mới đây đưa tin: Nỗi lo thiếu khí đốt của châu Âu vào mùa đông có thể được xóa tan nhờ vào một “hiệp sĩ” bất ngờ là Trung Quốc. Ấn phẩm này nói thêm rằng “người mua khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới đang bán lại một số lô hàng LNG dư thừa do nhu cầu năng lượng trong nước yếu”.

Điều mà FT bỏ qua, đó không phải là LNG “dư thừa” mà chính là NLG nhập khẩu từ Nga.

Tập đoàn JOVO của Trung Quốc, một nhà kinh doanh LNG lớn, gần đây tiết lộ đã bán lại một lô hàng LNG cho một người mua ở châu Âu.

Một nhà giao dịch tương lai ở Thượng Hải nói với Nikkei rằng lợi nhuận thu được từ một giao dịch như vậy có thể lên tới hàng chục triệu USD, thậm chí lên tới 100 triệu USD.

Tập đoàn lọc dầu lớn nhất Trung Quốc Sinopec cũng thừa nhận trong một cuộc họp báo hồi tháng 4 rằng họ đã chuyển LNG dư thừa vào thị trường quốc tế. Truyền thông địa phương cho biết chỉ riêng Sinopec đã bán được 45 chuyến hàng LNG, tương đương khoảng 3,15 triệu tấn. Tổng lượng LNG Trung Quốc đã bán lại ước tính xấp xỉ 4 triệu tấn, tương đương 7% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu trong nửa năm, tính đến cuối tháng 6.

Nhờ lượng khí tự nhiên hóa lỏng từ Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu đã lấp đầy các kho chứa khí đốt của mình đến 77% trước thời điểm bắt đầu rút lượng dự trữ bắt đầu từ tháng 11. Các chuyên gia dự báo, ngay sau khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi, tình hình sẽ nhanh chóng đảo ngược bởi Bắc Kinh sẽ không còn tái xuất LNG của Nga cho châu Âu nữa.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, thay vì phụ thuộc vào Nga về khí đốt, châu Âu lại phụ thuộc vào Bắc Kinh. Tất nhiên, đó vẫn là thứ khí đốt của Nga nhưng được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tệ hơn nữa, trong khi châu Âu có thể mua LNG của Nga với giá X, giờ đây họ sẽ phải trả 2X, 3X hoặc hơn nữa chỉ để thông báo với thế giới rằng, họ đang tìm cách xa lánh năng lượng của Nga. (Theo cafeF)

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *