Trên nhóm nông sản, lực mua cũng chiếm ưu thế rõ rệt. Theo Reuters, chính phủ Maroc cho biết sẽ tạm dừng thu thuế đối với đậu tương, hướng dương và hạt cải dầu kể từ ngày 03/06 nhằm mục đích kìm hãm giá dầu ăn nội địa đang tăng vọt. Hầu hết dầu ăn được sử dụng ở Maroc đều đến từ đậu tương nhập khẩu, do đó, việc tạm ngừng thu thuế sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ của quốc gia này trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong báo cáo Bán hàng hàng ngày – Daily Export Sales, Mỹ đã bán 352.000 tấn đậu tương cho Pakistan Đây đã phiên thứ 2 liên tiếp Mỹ bán được đơn hàng xuất khẩu đậu tương lớn. Thông tin trên là yếu tố đã góp phần thúc đẩy lực mua đối với đậu tương trong ngày hôm qua.
Mới đây, chính phủ Indonesia đã cấm công dân của nước này đến Malaysia để làm việc vì các nhà tuyển dụng không tuân thủ các thủ tục trong việc nhập cư, tiếp tục khiến nguồn cung dầu cọ từ Malaysia gặp nhiều hạn chế.
Bên cạnh đấy, việc chính phủ Ấn Độ giảm giá nhập khẩu dầu cọ cũng thúc đẩy nhu cầu và giúp cho giá toàn bộ nhóm dầu thực vật đồng loạt tăng mạnh, trong đó có dầu đậu tương.
Đối với lúa mì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết nước này gặp khó khăn trong việc xuất khẩu ngũ cốc do các tàu chở hàng đang chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trong khi đó, đại sứ Ukraine tại Lebanon tố cáo Nga đã đánh cắp 100.000 tấn lúa mì của nước này để vận chuyển đến Syria. Các thông tin trên dấy lên lo ngại nguồn cung ngũ cốc từ Biển Đen sẽ tiếp tục bị thắt chặt và đã hỗ trợ đà tăng của giá lúa mì trong phiên hôm qua.
Bài viết liên quan